Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 17/05/2025 10:05

Tin nóng

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Thứ bảy, 17/05/2025

Sơn La phát triển hơn 300 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản

Thứ năm, 15/05/2025 12:05

TMO - Để nâng cao giá trị nông sản, tỉnh Sơn La đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đây là định hướng chiến lược nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, các địa phương đã tập trung phát triển vùng nguyên liệu nông sản theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phục vụ các nhà máy, cơ sở chế biến. Đồng thời, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, góp phần thúc đẩy nông nghiệp của huyện chuyển dịch đúng định hướng; tập trung tăng năng suất, chất lượng nông sản. 

Đến nay, toàn tỉnh có trên 85.000 ha cây ăn quả và cây sơn tra, sản lượng quả thu hoạch năm 2025 ước đạt trên 510.000 tấn, tăng 31% so với năm 2024. Một số loại cây ăn quả dự kiến có sản lượng lớn, gồm: Chuối 63.000 tấn; mận gần 100.000 tấn; xoài gần 100.000 tấn và nhãn 155.000 tấn… Thời gian thu hoạch tập trung từ tháng 3 đến tháng 11.

Trên địa bàn tỉnh đang hỗ trợ, duy trì 218 mã số vùng trồng với tổng diện tích 3.142 ha và 8 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu; các sản phẩm đóng gói gồm nhãn, xoài, mắc ca, chanh leo. Phát triển 308 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn, tổng diện tích trên 4.500 ha, sản lượng cung ứng ra thị trường đạt trên 50.000 tấn/năm. Sản lượng quả phục vụ chế biến cho các nhà máy, cơ sở chế biến trong tỉnh khoảng 100.000 tấn, còn lại là tiêu thụ trong nước.

Tại huyện Mai Sơn, lãnh đạo huyện đã tập trung tuyên truyền, định hướng nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi. Trong quá trình liên kết, người sản xuất tuân thủ nghiêm kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn của nhà máy chế biến. Doanh nghiệp thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản ký kết thu mua sản phẩm theo giá đã công bố.  

Hiện nay, huyện Mai Sơn có khoảng 11.500 ha cây ăn quả, gồm: Na, xoài, nhãn, thanh long… Sản lượng quả ước đạt gần 100.000 tấn/năm. Trong đó có 5.400 ha cây ăn quả thực hiện theo hướng ứng dụng công nghệ cao; 2.700 ha cây ăn quả sản xuất theo hướng hữu cơ; trên 1.600 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, UBND tỉnh đã công nhận 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích 1.773 ha của 2.333 hộ gia đình tham gia, trong đó gồm 2 vùng sản xuất cà phê, 1 vùng sản xuất na và 1 vùng xoài.

Toàn huyện duy trì, phát triển 48 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; có trên 9.800 ha cây trồng theo hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, HTX và các hộ dân, với một số cây trồng chủ lực như: Cà phê, mía, ngô giống, sắn, ngô ngọt, đậu tương rau, xoài, na, mắc ca…

Tại HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn xây dựng hiệu quả chuỗi liên kết giá trị cho quả thanh long. Từ 11 thành viên ban đầu, sau 9 năm hoạt động, HTX phát triển lên 215 thành viên, với 500 ha cây ăn quả, chủ lực là thanh long ruột đỏ. Năm 2024, có 200 ha thanh long cho thu hoạch khoảng 4.000 tấn quả, trong đó, 800 tấn xuất khẩu sang các thị trường các nước: Nga, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý... giá trung bình 45.000 đồng/kg; phần còn lại tiêu thụ trong nước với giá 15.000 đồng/kg. Doanh thu HTX đạt 8,4 tỷ đồng, bình quân 300 triệu đồng/ha.

Các địa phương đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động tại các HTX.  

Tại xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, cây mận được đưa vào trồng từ năm 1990, nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cùng với việc người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chiết, ghép nên cây mận ra nhiều đợt hoa, cho năng suất và chất lượng quả cao. Toàn xã có 2.110 ha, hiện đang là địa phương có diện tích mận lớn nhất huyện Yên Châu. Hiện nay, cả xã có 7 HTX chuyên trồng và tiêu thụ mận hậu, gồm: HTX Nông nghiệp hữu cơ Tây Bắc, HTX Dịch vụ nông nghiệp Toàn Phát, HTX Nông sản bản địa Noọng Piêu, HTX Hoa ban trắng, HTX Tân Tiến, HTX Kiên Cường, HTX Kiên Thành.

Các HTX đã ký hợp đồng liên kết sản xuất với 104 hộ dân trên địa bàn 8 bản gồm: Con Khằm, Cồn Huốt 1, Hang Mon 1, Hang Mon 2, Kim chung 1, Kim Chung 2, Tam Thanh, Thanh Yên 2 với tổng diện tích 522,1 ha. Hiện nay, tổng sản lượng mận trong vùng đạt gần 20.000 tấn, năng suất đạt từ 12-15 tấn/ha.

HTX Nông sản bản địa Noọng Piêu ở bản Kim Chung, xã Phiêng Khoài đã duy trì và liên kết trồng 81 ha mận hậu, áp dụng phương pháp sản xuất an toàn tạo sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng, đặc biệt là xây dựng thành công thương hiệu “Mận Ruby”. Các thành viên được hướng dẫn trồng, chăm sóc mận hậu theo hướng hữu cơ, sử dụng hệ thống tưới phun sương, nhỏ giọt, bón phân tự động, kết hợp kỹ thuật tỉa cành, tạo tán nên chất lượng quả được đánh giá cao  HTX Nông sản bản địa Noọng Piêu có 30,5 ha được cấp mã vùng trồng chuyên sản xuất sản phẩm mận Ruby để cung cấp vào các siêu thị, trung tâm thương mại toàn quốc và xuất khẩu.

Các chuỗi liên kết tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản của nhiều địa phương.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, giúp các HTX, doanh nghiệp duy trì tăng trưởng, tránh tình trạng “được mùa, mất giá”. Đồng thời, đảm bảo nguồn cung nông sản phong phú, chất lượng. 

Tuy nhiên, việc tham gia của các chủ thể vào chuỗi cung ứng nông sản vẫn còn rời rạc, thiếu gắn kết. Nông sản chủ yếu tiêu thụ qua thương lái, bán buôn, bán lẻ nhiều cấp độ khác nhau. Sự xuất hiện của nhiều khâu trung gian, làm tăng chi phí, khó truy xuất nguồn gốc, chất lượng. Mối liên kết giữa nông dân và thương lái mang tính thời vụ, thường phụ thuộc vào nhà thu mua lớn. 

Để phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông nghiệp, những năm qua  HĐND tỉnh đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La… các sở, ngành của tỉnh đã làm tốt công tác phối hợp với UBND các huyện, thành phố tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, vận động, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất theo hướng an toàn, tạo được sự đồng thuận và nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương của tỉnh, của huyện về phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn.../.

 

 

Thu Hương

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline