Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Sơn La phát triển 288 chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn

Thứ ba, 01/10/2024 07:10

TMO - Tỉnh Sơn La tiếp tục duy trì và phát triển ổn định các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, thủy sản an toàn, phấn đấu mở rộng diện tích, sản lượng nông, thủy sản thực phẩm an toàn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương tự.    

Chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn là việc liên kết kiểm soát tất cả các khâu từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm, bao gồm từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt đến thu gom, sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm...Tất cả các công đoạn đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm toàn bộ chuỗi, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có cam kết về đảm bảo an toàn…, qua đó, giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm.

Năm 2024, tỉnh Sơn La đặt mục tiêu duy trì và phát triển ổn định các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Phấn đấu phát triển diện tích, sản lượng nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương tự tăng thấp nhất là 10% so với năm 2023. Duy trì và phát triển tiêu thụ nông sản tại thành phố Hà Nội và các tỉnh.

Phấn đấu 100% nông sản, thủy sản an toàn sản xuất trên địa bàn tỉnh được tiêu thụ ổn định tại thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu phát triển nền nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ, chế biến đa dạng sản phẩm, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đồng thời kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng được thiết lập, phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất, chế biến tại tỉnh Sơn La.

Trong 9 tháng của năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã cấp 8 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nâng tổng số lên 288 chuỗi, trong đó: 39 chuỗi rau an toàn; 178 chuỗi quả an toàn; 05 chuỗi cà phê; 10 chuỗi chè; 02 chuỗi gạo; 05 chuỗi thịt lợn; 03 chuỗi thịt gà; 07 chuỗi mật ong; 21 chuỗi thủy sản; 02 chuỗi 3 thịt hun khói; 13 chuỗi chế biến nông sản, thuỷ sản; 02 chuỗi kinh doanh nông sản; 01 chuỗi Đông trùng hạ thảo.

Tỉnh Sơn La hiện có 36 chuỗi cung ứng rau an toàn, với diện tích trên 300 ha, sản lượng khoảng 13.000 tấn/năm. 

Trong đó 36 chuỗi cung ứng rau an toàn, với diện tích trên 300 ha, sản lượng khoảng 13.000 tấn/năm. Sản phẩm rau, củ an toàn được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, nguồn nước tưới, đến việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo đạt tiêu chuẩn VietGAP, cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Mộc Châu là địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển các chuỗi trồng rau an toàn. Huyện đang có 20 chuỗi trồng rau an toàn, với tổng diện tích hơn 150 ha, sản lượng khoảng 8.000 tấn/năm. Các HTX trong chuỗi trồng rau an toàn đã thực hiện liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với HTX và liên kết HTX với HTX, có hợp đồng ký kết sản xuất và cung ứng sản phẩm rau cho hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng an toàn tại thành phố Hà Nội.

Tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2030, diện tích trồng rau an toàn của tỉnh đạt khoảng 25.000 ha, sản lượng ước đạt trên 300.000 tấn. Trong đó, diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc ước đạt 7.500 ha, sản lượng ước đạt trên 80.000 tấn trở lên; phấn đấu trên 95% số mẫu rau được thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, toàn tỉnh có 26 cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận an toàn với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển, bệnh cúm gia cầm H5N1, bệnh Niu-cát-xơn. Trong năm 2023, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã cấp mới, cấp lại 3 giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

Năm 2024, tại tỉnh Sơn La đang xây dựng thêm 3 cơ sở trang trại chăn nuôi tập trung, được chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật; 1 vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh lở mồm long móng trâu, bò cấp xã thuộc huyện Mộc Châu; 1 vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại động vật cấp phường thuộc thành phố Sơn La. Phấn đấu, đến năm 2025, toàn tỉnh được công nhận 2 vùng an toàn dịch bệnh cấp xã đối với bệnh lở mồm long móng trâu, bò; 2 vùng an toàn dịch bệnh cấp xã đối với bệnh dại động vật.

UBND huyện, thành phố đã và đang tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, hỗ trợ mua bao bì, tem nhãn, giới thiệu quảng bá xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư chế biến nông sản trong năm 2024. Phấn đấu đến hết năm 2024 toàn tỉnh đạt 308 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn theo chỉ tiêu Kế hoạch số 214/KH UBND ngày 06/9/2023 của UBND tỉnh. 

Tỉnh Sơn La đẩy mạnh cấp, quản lý mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu. Ảnh: BSL. 

Ngoài ra, trong 9 tháng năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp được 10 mã số vùng trồng nâng tổng số mã đang duy trì lên 216 mã, trong đó: 205 mã số vùng trồng xuất khẩu tổng diện tích là 2997,55 ha; 11 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt tổng diện tích là 150,45 ha.

Trong 205 mã số vùng trồng xuất khẩu có120 mã số xuất khẩu sang Trung Quốc; 31 mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ; 39 mã số xuất khẩu sang Úc; 09 mã số xuất khẩu sang Newziland; 03 mã số xuất khẩu sang EU; 03 mã số xuất khẩu sang các thị trường khác. Tổng số các loại cây trồng được cấp mã số xuất khẩu gồm: Xoài 69 mã số, nhãn 108 mã số, chuối 16 mã số, mận 05 mã số, mắc ca 01 mã số, thanh long 02 mã số, chanh leo 04 mã số. Cơ sở đóng gói nông sản đang duy trì 11 mã số gồm: Thành phố Sơn La 04 mã số, Mai Sơn 03 mã số, Sông Mã 01 mã số, Yên Châu 01 mã số, Mộc Châu 02 mã số. Các sản phẩm đóng gói gồm nhãn, xoài, mắc ca, chanh leo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý bảo hộ các sản phẩm nông sản được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, tính đến nay có 29 sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ. Trong đó có 03 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý: Cà phê Sơn La, chè Shan tuyết Mộc Châu, quả Xoài tròn của huyện Yên Châu. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 101 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP còn hiệu lực. 

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh đã thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 154 sản phẩm, trong đó 01 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; 57 sản phẩm 4 sao; 96 sản phẩm 3 sao. Bên cạnh đó, các chương trình quảng bá thương hiệu được tập trung triển khai, góp phần từng bước khẳng định giá trị nông sản hàng hoá, đa dạng hóa các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh ngày càng được mở rộng, giúp cho nông sản hàng hoá của tỉnh Sơn La khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và thế giới.

Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La tiếp tục hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và đăng kí mã số, mã vạch sản phẩm. Tiếp tục hỗ trợ truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phù hợp.

Hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn mua bao bì đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ. Kiểm tra, thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn, trong quá trình kiểm tra lấy mẫu sản phẩm chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định.

Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, phát triển thị trường sản phẩm nông sản, thủy sản an toàn: Hỗ trợ xây dựng các phóng sự, chuyên mục, tin, bài, clip tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La phát trên phương tiện thông tin đại chúng. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại hội chợ, triển lãm; Hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các phiên chợ, hội chợ, triển lãm, tuần hàng, hội nghị, hội thảo kết nối giao thương, giới thiệu, quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn.../.

 

 

Thùy Ngân

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline