Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 15:04

Tin nóng

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Thứ tư, 16/04/2025

Sơn La: Nhiều đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp

Chủ nhật, 09/03/2025 06:03

TMO - Để tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương, những năm qua, cùng với chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, nâng cao chất lượng cây trồng, tỉnh Sơn La đã và đang phát huy tiềm năng, thế mạnh của nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tính đến hết tháng 12/2024, toàn tỉnh Sơn La có 82.626 ha cây ăn quả và cây sơn tra, sản lượng 375.665 tấn; giá trị trên 5.386 tỷ đồng. Có 188 sản phẩm OCOP, tăng 34 sản phẩm so với năm 2023; hỗ trợ duy trì, phát triển 308 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.

Bên cạnh đó có 29 sản phẩm nông sản, thủy sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và 2 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ tại nước ngoài. Có 5.596 ha cây trồng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và tương đương; 19.121 ha cà phê áp dụng 4C, UTZ và các tiêu chuẩn tương đương; 3.210 ha sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; 115 ha nhà lưới, nhà kính. Có 74 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La, cho biết, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hàng năm, sở đã thành lập Hội đồng cơ sở xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn lựa chọn những đề tài, dự án có tính khả thi cao, nội dung thực hiện sát với yêu cầu sản xuất và đời sống, có tính mới, sáng tạo và tính khoa học.

Các sản phẩm tạo ra có khả năng ứng dụng vào thực tế, có địa chỉ, địa bàn ứng dụng cụ thể, tỉnh ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, HTX nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm; xây dựng mô hình sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo VietGAP, GlobalGAP; sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo ra sản phẩm nông sản có chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Giai đoạn 2021-2024, trên cơ sở đề xuất của các huyện, thành phố, các viện nghiên cứu, trường đại học, Hội đồng thi đua cấp cơ sở đề xuất đặt hàng 59 nhiệm vụ khoa học công nghệ.

Trong đó, đề xuất nghiên cứu, thử nghiệm nhiều loại cây trồng mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Nổi bật là tuyển chọn và nhân giống một số giống Đào Úc nhập nội; ứng dụng biện pháp kỹ thuật ra hoa trái vụ cho một số giống nhãn; một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cà phê Sơn La phục vụ xuất khẩu;

Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm lan kim tuyến dưới tán rừng phục vụ sản xuất hàng hóa; nghiên cứu phát triển cây thanh mai quả to theo hướng thương phẩm; nghiên cứu phát triển sản xuất, sơ chế một số cây dược liệu bản địa… Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng.

Đơn cử như: Ứng dụng công nghệ gen, công nghệ invitro; công nghệ vi sinh, trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản của tỉnh. Đối với lĩnh vực trồng trọt, toàn tỉnh hiện có gần 3.210 ha sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương cho cây ăn quả, cây công nghiệp, rau màu. Hơn 115 ha nhà lưới, nhà kính, nhà màng trồng cây ăn quả, rau màu.

Mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP của người dân xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ). (Ảnh: BSL). 

Toàn tỉnh có 8 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm 2 vùng cà phê; 2 vùng xoài; 1 vùng nhãn; 1 vùng na; 1 vùng chè; 1 vùng bò sữa tại thị xã Mộc Châu, huyện Mai Sơn, Yên Châu. Là địa phương đi đầu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, thị xã Mộc Châu có 486 cơ sở ứng dụng tưới tiết kiệm cho hơn 613 ha cây trồng; 141 cơ sở đầu tư xây dựng nhà kính, nhà lưới với diện tích hơn 100 ha;

 35 cơ sở áp dụng việc thực hành sản xuất nông nghiệp VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt với tổng diện tích 1.125 ha, tập trung chủ yếu trên các loại sản phẩm rau, chè và cây ăn quả...Đại diện phòng Nông nghiệp và Môi trường thị xã Mộc Châu, thông tin, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; tăng thu nhập, năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản xuất.

Giá trị sản xuất bình quân trong các vùng ứng dụng công nghệ cao hằng năm đạt khoảng 200 triệu đồng/ha. Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật, mở rộng mô hình doanh nghiệp, HTX liên kết với các hộ gia đình để phát triển chăn nuôi.

Ứng dụng phát triển công nghệ chuồng kín, công nghệ tự động hóa toàn bộ hoặc một số khâu trong chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp. Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, công nghệ khí sinh học, chế phẩm sinh học, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường… Phát huy kết quả đạt được, Sở Nông nghiệp và Môi trường cũng như toàn ngành nông nghiệp Sơn La tiếp tục tập trung nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả các tiến bộ về công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp chế biến; lĩnh vực y dược, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng; lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Thực hiện nhiệm vụ năm 2025, ngành Nông nghiệp Sơn La tiếp tục tổ chức triển khai có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu tổng sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,9% so với năm 2024.

 

 

Thu Mai

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline