Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 05:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Sơn La: Hoàn thiện đo đạc, lập bản đồ địa chính cho 109.076ha đất lâm trường

Thứ tư, 02/02/2022 08:02

TMO - Theo Sở TN&MT Sơn La, những năm qua, tỉnh đã triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính các loại với đất đai các nông lâm trường cho 109.076ha.

Trong đó, các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP với tổng diện tích 12.449,66ha. Phần đất trả về địa phương khi thực hiện sắp xếp nông lâm trường quốc doanh từ năm 2004 đến nay là trên 13.531ha. Các ban quản lý rừng với diện tích trên 83.000ha.

Tỉnh Sơn La đã hoàn thiện đo đạc lập bản đồ địa chính cho 109.076ha đất lâm trường

Việc tổ chức quản lý dữ liệu đất đai được thực hiện trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo dữ liệu được cập nhật thường xuyên, có khả năng cung cấp nhanh chóng, chính xác thông tin đất đai cho cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu. Cùng với đó, giúp phát hiện các vướng mắc, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất tại các Ban quản lý rừng, đất các công ty nông, lâm trường trả về địa phương để có hướng đề xuất xử lý kịp thời.

Nối tiếp các thành tích đã đạt được, mới đây UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 188/QĐ-UBND, cho phép lập thiết kế kỹ thuật – Dự toán Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, 4 ban quản lý rừng, 1 ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La đã được lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các công ty nông lâm nghiệp đã được cắm mốc xác định ranh giới, cấp giấy chứng nhận; phần đất bàn giao cho địa phương đã hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính nhưng chưa cấp giấy chứng nhận.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tỉnh đã triển khai xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai tại 16 xã, thị trấn huyện Mường La; 7 xã, 1 thị trấn huyện Mai Sơn; 7 phường, 5 xã thành phố Sơn La. Thực hiện theo Dự án VILG, đã triển khai tại 14 xã còn lại của huyện Mai Sơn và 5 huyện: Phù Yên, Yên Châu, Sông Mã, Mộc Châu, Vân Hồ. Hiện còn 4 huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Sốp Cộp chưa được đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Bên cạnh đó, trong phạm vi các huyện đã, đang thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cũng chưa có phần diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

Theo đó, 4 ban quản lý rừng, 1 ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La đã được lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh cho các huyện, thành phố nói chung và đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường nói riêng, tiến tới xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Sơn La sẽ góp phần đảm bảo hệ thống dữ liệu chính xác, an toàn, thông suốt giữa các cấp quản lý. Cung cấp kênh truy cập thông tin tập trung, đồng nhất, tránh xảy ra sai sót trong quản lý dữ liệu nguồn, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về đất đai, các dịch vụ của cơ quan quản lý nhà nước, tiếp nhận và xử lý hồ sơ được tổ chức hợp lý hơn, giảm thời gian giao dịch; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin đất đai, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức.

Do đó, triển khai Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính với đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác dữ liệu đất đai, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trong tình hình mới. Cơ sở dữ liệu này phản ánh được toàn bộ hiện trạng dữ liệu đất đai do Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, Phòng TN&MT các huyện và Sở TN&MT Sơn La quản lý.

Việc tổ chức quản lý dữ liệu đất đai được thực hiện trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo dữ liệu được cập nhật thường xuyên, có khả năng cung cấp nhanh chóng, chính xác thông tin đất đai cho cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu. Cùng với đó, giúp phát hiện các vướng mắc, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất tại các Ban quản lý rừng, đất các công ty nông, lâm trường trả về địa phương để có hướng đề xuất xử lý kịp thời.

 

 

Bùi Nguyệt

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline