Hotline: 0941068156
Thứ năm, 03/04/2025 00:04
Thứ ba, 01/04/2025 06:04
TMO - Cơ sở dữ liệu về đất đai là một trong 6 cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho chính phủ điện tử. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện dữ liệu số về đất đai đang là nhu cầu cấp thiết trên mọi tỉnh thành. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đạt được những kết quả tích cực.
Dữ liệu đất đai được số hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công việc quản lý nhà nước, lược đồ các liên kết chính. Toàn bộ thông tin về thửa đất sau khi số hóa được mở rộng khai thác, làm giàu dữ liệu đất đai, dữ liệu dân cư hướng tới người dân không cần phải công chứng, chứng thực thẻ căn chân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực đất đai.
Trong giai đoạn tiếp theo, các cơ quan liên quan trên cả nước tiếp tục số hóa, xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai; triệt để vận hành CSDL quốc gia về đất đai để kết nối, chia sẻ sử dụng; bảo đảm CSDL về đất đai đúng, đủ, minh bạch. Nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu về việc quản lý CSDL đất đai dựa trên công nghệ số, đồng thời phù hợp với yêu cầu của Luật Đất đai có hiệu lực từ 1-8-2024, ngành Nông nghiệp và Môi trường Tuyên Quang đã ứng dụng các phần mềm, công cụ số, giúp địa phương quản lý đất đai toàn diện, thông suốt và hiệu quả, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Qua quá trình tổ chức lựa chọn đơn vị cung cấp “dịch vụ công nghệ thông tin Hệ thống thông tin quản lý CSDL đất đai”, tỉnh Tuyên Quang và đơn vị viễn thông đã ký hợp đồng triển khai chính thức hệ thống thông tin quản lý đất đai VNPT iLIS cho Sở Nông nghiệp và Môi trường vận hành và quản lý. Sau 2 năm, phần mềm VNPT-iLIS đã thực hiện quản lý dữ liệu đất đai, thông tin của hơn 120.000 thửa đất của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và một số xã thuộc huyện Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình.
Trong đó, trên 70.000 thửa đất lên dữ liệu không gian và trên 50.000 thửa đất lên dữ liệu thuộc tính. Phần mềm VNPT-iLIS với 8 phân hệ chính phục vụ hiệu quả trong việc số hoá các thông tin liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn.
Đánh giá hiệu quả trong việc quản lý, tra cứu CSDL đất đai trên môi trường số, Lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Tuyên Quang cho biết, việc áp dụng phần mềm trong quản lý dữ liệu đất đai tạo rất nhiều thuận lợi cho cán bộ địa chính trong việc quản lý, tra cứu thông tin về quy hoạch, trích đo, hiện trạng loại đất của người dân.
Bên cạnh đó, giảm thiểu thời gian và nhân lực trong việc xác minh, xác thực và quản lý hồ sơ của người dân và doanh nghiệp. Cùng với việc sử dụng, ứng dụng các phần mềm quản lý CSDL đất đai dựa trên công nghệ số, ngành Nông nghiệp và Môi trường cũng đã rà soát, đánh giá, xác định thủ tục hành chính phù hợp triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và công bố danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đồng thời đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai trực tuyến để người dân, doanh nghiệp vẫn giải quyết được thủ tục hành chính giảm thiểu việc đi lại của tổ chức, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ, triển khai thực hiện tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, tài liệu và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.
Cán bộ ngành nông nghiệp, môi trường thực hiện số hoá bản đồ hiện trạng sử dụng đất. (Ảnh minh hoạ: BHY).
Các thủ tục hành chính như tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích đối với thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...
Việc số hoá CSDL đất đai hiện nay không chỉ có Tuyên Quang mà các địa phương khác trên cả nước cũng tích cực được đẩy mạnh triển khai. Nhiều địa phương đang chủ động thúc đẩy tiến trình điều chỉnh nhanh chóng, cập nhật thông tin người sử dụng đất với dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Đơn cử tại Bắc Giang, theo Công an Tỉnh Bắc Giang - Cơ quan thường trực của Tổ chức Dự án 06/CP của tỉnh, hiện toàn tỉnh đã huy động, tập trung nguồn lực điều khiển dữ liệu và thực hiện số hóa hơn 2,8 triệu thửa đất đưa vào cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Tại Bình Dương, đến nay, Bình Dương đã huy động, tập trung nguồn lực tổ chức nhanh toàn bộ dữ liệu đất đai, khẩn trương số hóa hơn 1,3 triệu thông tin thửa đất trên địa bàn và phải đối chiếu, làm sạch dữ liệu người sử dụng đất là 896.566 người trên CSDL Quốc gia về dân cư.
Còn tại Quảng Nam, tính đến năm 2024, công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số của Tỉnh Quảng Nam có nhiều chuyển tích cực, hoàn thành các phần lớn của các chỉ tiêu của UBND Tỉnh giao. Đặc biệt, việc phát triển khai Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp giúp tỉnh đạt 82,4/100 điểm, xếp loại tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vấn đề như: Tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch và đất đai còn chậm. Thủ tục hành chính chưa thực hiện mức độ tối ưu. Công việc kiểm tra, giám sát dữ liệu chưa chặt chẽ. Một số cơ sở dữ liệu chưa được kết nối và đảm bảo an toàn thông tin.
Nhìn chung, việc số hoá CSDL đất đai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công việc quản lý nhà nước, lược đồ các liên kết chính. Toàn bộ thông tin về thửa đất sau khi số hóa được mở rộng khai thác, làm giàu dữ liệu đất đai, dữ liệu dân cư hướng tới người dân không cần phải công chứng, góp phần giảm tải các thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực đất đai khi người dân cần thực hiện.
Kim Anh
Bình luận