Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Sẵn sàng phương án cung ứng nước sạch ứng phó hạn mặn

Thứ bảy, 22/01/2022 21:01

TMO - Nhằm chủ động ứng phó và đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, tỉnh Bến Tre đã sớm xây dựng kế hoạch ứng phó. Đến nay, công tác này đạt được một số kết quả, sẵn sàng cung cấp nước ngọt trong mùa hạn mặn tới.

Theo dự báo, tổng lượng dòng chảy trong những tháng mùa khô năm 2021-2022 từ thượng nguồn sông Mê Kông về đồng bằng sông Cửu Long có khả năng thiếu hụt 10 - 15% so với trung bình nhiều năm.

Ngành nông nghiệp đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập trong mùa khô 2021-2022 trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với đơn vị liên quan và các địa phương theo dõi tình hình xâm nhập mặn, chuẩn bị các giải pháp ứng phó hạn mặn tương ứng với các kịch bản mặn khác nhau. Sở NG&PTNT đã phối hợp với các đơn vị liên quan, địa phương có giải pháp nhằm phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô 2021-2022.

Các doanh nghiệp phụ trách thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã thực hiện duy tu sửa chữa các hạng mục công trình cống hạn mặn, nâng cấp bờ bao, nạo vét khơi thông dòng chảy các tuyến kênh rạch nội đồng. Đồng thời, tiến hành đo, kiểm tra độ mặn các công trình đầu mối, tại cửa lấy nước, vận hành linh hoạt phù hợp điều kiện tình hình nguồn nước.

Tỉnh Bến Tre đầu tư xây dựng hệ thống các cống, đập, đê để phát huy hiệu quả ngăn mặn, trữ ngọt

Bên cạnh đó, UBND các huyện, thành phố đã chủ động triển khai các công trình đập tạm ngăn mặn, bờ bao cục bộ. Thực hiện tuyên truyền, vận động người dân nạo vét các đường kênh mương, trữ nước tại các kênh mương; sửa chữa các cống, bờ bao trữ nước trong mương vườn, trải bạt trữ nước để sẵn sàng nguồn nước phục vụ sản xuất chăn nuôi trong thời gian tới.

Lãnh đạo Sở NG&PTNT tỉnh cho biết: Đến nay, công tác chuẩn bị ứng phó hạn mặn đã đạt được kết quả. Công tác theo dõi độ mặn trên các sông chính được cập nhật và chuyển tiếp hàng ngày đến các đơn vị liên quan qua tin nhắn SMS, các phương tiện thông tin, mạng xã hội để kịp thời nắm bắt, chỉ đạo công tác ứng phó tại địa bàn.

Cùng với các giải pháp công trình thủy lợi, các nhà máy nước nông thôn thuộc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh quản lý đã có động thái vận hành 29 hệ thống RO, với công suất khoảng 3 ngàn m3/ngày đêm sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Theo kế hoạch của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, khi độ mặn nước nguồn cấp cho các nhà máy nước> 2‰ phủ hầu khắp toàn tỉnh, nguồn dự trữ nước ngọt của người dân dần cạn kiệt, nước trong ao, mương vườn, trong các đập tạm cũng khô dần sẽ vận chuyển nước bằng sà lan.

Tỉnh Bến Tre cũng dự kiến các thời điểm cấp nước ngọt bằng sà lan cho bà con

Thời gian cấp nước ngọt bằng sà lan( thuyền chở hàng hóa nặng) dự kiến thực hiện vào các thời điểm triều cường do thời điểm này, nước bị xâm nhập mặn nhiều với độ mặn cao nhất trong tháng. Lượng nước ngọt dự kiến cấp bằng sà lan để phục vụ nhu cầu cấp thiết  như: ăn, uống, nấu ăn, chăm sóc người già, trẻ nhỏ… tương đương 5 - 6 ngàn m3/tháng/nhà máy nước hoặc nhiều hơn và được chia thành 2 đợt hay nhiều đợt hơn tùy thuộc vào quy mô và phạm vi phục vụ của nhà máy nước.

Việc cấp nước bằng sà lan sẽ cấp vào mạng lưới cấp nước hiện hữu của nhà máy nước, diễn ra liên tục trong 3 - 4 ngày/đợt, đồng bộ với công suất xử lý của nhà máy nước đảm bảo đủ để người dân dự trữ, kể cả khu vực cuối tuyến hoặc các điểm bất lợi nhất. Ngoài thời điểm cấp nước ngọt bằng sà lan, những ngày còn lại trung tâm sẽ cấp nước bình thường từ nguồn nước mặt tự nhiên trên sông để phục vụ nước sinh hoạt của người dân. Song song với giải pháp chuyển nước ngọt bằng sà lan phục vụ nước sinh hoạt, trung tâm cũng vận hành hệ thống RO đáp ứng nhu cầu nước ăn uống cho hộ dân. Nước RO sẽ cấp nước tập trung tại nhà máy nước.

Trong sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn mặn trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Hướng dẫn người dân trữ nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất; khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline