Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 06:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Sẵn sàng các phương án phòng chống cháy rừng trong mùa khô

Thứ ba, 31/05/2022 19:05

TMO - Trước dự báo cấp độ cháy rừng tại các huyện đồng bằng và miền núi ở cấp III (cấp cao) trong những ngày nắng nóng sắp tới, ngành Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động triển khai các giải pháp bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra trong mùa khô.

Tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh hiện có gần 334 nghìn ha. Trong đó, rừng tự nhiên hơn 108 nghìn ha; rừng trồng hơn 225 nghìn ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 52%. Hiện nay, đang bước vào mùa nắng, giá keo nguyên liệu tăng, nhiều chủ rừng tranh thủ khai thác rừng trồng bán cho thương lái. Người dân tập trung phát dọn, chuẩn bị đất cho vụ canh tác mới. Vì vậy, nguy cơ cháy rừng rất dễ xảy ra, nếu các chủ rừng, người dân sống cạnh rừng không có ý thức bảo vệ, PCCCR.

Các địa phương được cảnh báo có nguy cơ cháy rừng cao triển khai công tác diễn tập PCCCR. Ảnh: HH 

Với phương châm phòng là chính, chữa cháy phải kịp thời, ngành kiểm lâm đã khoanh vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, phân công cán bộ trực 24/24 giờ để theo dõi, tiếp nhận thông tin khi có cháy rừng xảy ra. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, sẵn sàng lực lượng và phương tiện tham gia chữa cháy kịp thời, khẩn trương và hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”.

Lực lượng kiểm lâm tại các khu vực được cảnh báo là nguy cơ cháy rừng cao, thường xuyên tổ chức phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa... Qua rà soát cho thấy, hầu hết nguyên nhân gây ra cháy rừng là do chủ rừng không tuân thủ các quy định khi đốt thực bì, khai thác lâm sản trong rừng như đốt ong dẫn đến cháy lan.

Vì vậy, để hạn chế cháy rừng, các chủ rừng cần tuân thủ quy trình xử lý thực bì theo đúng hướng dẫn của ngành kiểm lâm. Trước khi xử lý thực bì phải báo với trưởng thôn, cán bộ kiểm lâm địa bàn; tuyệt đối không được đốt thực bì vào thời điểm nắng to, gió lớn. Trong quá trình đốt thực bì phải có người canh lửa, tránh gây cháy lan...

Để hạn chế xảy ra cháy rừng, Hạt Kiểm lâm tại các địa phương đã chủ động làm việc với các xã, chủ rừng để ký cam kết không vi phạm Luật Lâm nghiệp. Thông qua các cuộc họp thôn, xóm, Tổ bảo vệ rừng, PCCCR của từng thôn đã lồng ghép tuyên truyền đến người dân, chủ rừng để nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Công tác tuyên truyền đến từng hộ dân được lực lượng kiểm lâm tại các địa phương chú trọng thực hiện  

Cán bộ Hạt kiểm lâm các địa phương đã đi đến nhà của từng hộ dân để vận động ký cam kết bảo vệ, PCCCR. Các hộ sau khi được tuyên truyền đều thống nhất ký vào cam kết không vi phạm Luật Lâm nghiệp. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng chủ động trang bị các phương tiện dập lửa.

Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng do chủ rừng, UBND cấp xã lập theo quy định phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở địa phương tham gia ý kiến và hướng dẫn, kiểm tra... Thiết lập nhóm Zalo để thông tin cảnh báo cháy, báo tin điểm cháy, yêu cầu xác minh điểm cháy.

Chi cục Kiểm lâm đã có công văn xin chủ trương mua sắm flycam phục vụ quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Dự kiến trong năm 2022 sẽ thực hiện mua sắm và áp dụng flycam trong công tác quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. 

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, nhờ sử dụng công nghệ là ảnh vệ tinh, Chi cục sớm phát hiện các đám cháy và huy động lực lượng tại chỗ kịp thời chữa cháy, không để cháy lan. Tuy nhiên, đối với những khu vực khuất tầm nhìn, những vùng có nguy cơ cháy cao cần trang bị thêm cho ngành thiết bị bay (flaycam) để sớm phát hiện các đám cháy. Năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 38 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 43,78ha. So với năm 2020, số vụ cháy tăng 7 vụ, nhưng diện tích thiệt hại giảm 16,97ha.

Trong thời điểm mùa khô nắng nóng gay gắt năm 2022, với diện tích hơn 200 nghìn ha rừng trồng của tỉnh đứng trước nguy cơ cháy rừng cao, tỉnh Quảng Ngãi huy động các lực lượng cùng nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng chống cháy rừng trong thời gian sắp tới.

Mai Hoa 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline