Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 22:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ bảy, 22/02/2025

Rừng pơ mu nơi miền Tây xứ Nghệ

Thứ bảy, 27/07/2024 06:07

TMO - Cánh rừng pơ mu quý hiếm tại xã Tây Sơn (Kỳ Sơn, Nghệ An) rộng hơn 50 ha có tuổi đời hơn 20 năm được xem là khu rừng lớn nhất xứ Nghệ. Đây cũng là khu rừng quý mang lại giá trị kinh tế cao và trở thành một điểm du lịch hấp dẫn ở miền Tây Nghệ An.

Khu rừng pơ mu nằm trên địa bàn các bản Huồi Giảng 1,2,3 thuộc xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) rộng hơn 50 ha, được trồng từ khoảng năm 1996. Sau khi nhận thấy việc khai thác gỗ pơ mu tự nhiên khiến rừng ngày càng cạn kiệt, năm 1996, một người dân địa phương đã lên rừng tìm cây pơ mu con về trồng với diện tích nhỏ. Thấy cây phát triển xanh tốt hiệu quả, mọi người dân khác đã học theo ươm giống để phát triển loại gỗ quý này. Vui hơn là chuyện trồng rừng pơ mu đã lan rộng tới cả các xã rẻo cao lân cận có cùng điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng.

Khu rừng pơ mu nằm trên địa bàn các bản Huồi Giảng 1,2,3 thuộc xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) rộng hơn 50 ha. Ảnh: HH. 

Hiện tại, mỗi cây pơ mu ở đây cao gần chục mét, đường kính gốc trên 30 cm thẳng đứng. Trên lối vào rừng nay được người dân mở đường và phát quang rộng rãi tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài huyện.

Đến với rừng gỗ pơ mu, du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên nguyên sơ và mát lạnh, khác hoàn toàn so với cái nóng bức ở ngoài kia mà còn được khoác lên người những bộ đồ của cô gái người Mông đậm đà bản sắc vùng cao. Bây giờ đến với bản làng ở Tây Sơn chỉ thấy toàn cây pơ mu, sa mu xanh ngút ngàn. Nhờ tình yêu với rừng, người dân tộc Mông ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) đã trồng và hồi sinh hàng trăm ha rừng pơ mu, sa mu quý giá. Nhờ đó, cuộc sống của bà con làng bản dần ổn định hơn cũng nhờ những cánh rừng này.

Người dân địa phương phát huy lợi thế những cánh rừng pơ mu để phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: BNA. 

Người Mông Nghệ An sinh sống dưới bóng cây pơ mu thơm ngát, để phát triển kinh tế hơn, với không khí trong lành của cánh rừng pơ mu, hiện nay người dân của khu vực này đã dần phát triển du lịch theo hướng sinh thái. Tới với cánh rừng pơ mu, du khách sẽ cảm thấy sảng khoái khi được hít thở bầu không khí trong lành. Tuy đang mùa hè nhưng sẽ cảm nhận được sự mát mẻ như lạc vào một Đà Lạt, Sa Pa hay Bà Nà thu nhỏ. Chợt thấy trào dâng một tâm thế thanh nhàn, bình dị khi hoà mình vào cánh rừng xanh ngút ngàn và nghe tiếng chim hót líu lo.

Pơ mu là cây thân gỗ thuộc nhóm 1 quý hiếm ở Việt Nam. Lá thường xanh, cao 25–30 m. Cây có vỏ màu ánh nâu - xám dễ bị tróc khi cây còn non. Ở những cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc, có mùi thơm. Các lá được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng, với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng.

Lá trên các cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo chữ thập đối, các cặp so le không cách nhau đều đặn vì thế chúng biểu hiện như là các vòng xoắn 4 trên cùng một mức; chúng hơi sắc, dài khoảng 2–5 mm, phía trên xanh sẫm với các dải khí khổng màu trắng phía dưới. Các lá ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác. Trên các cây non thì các lá lớn hơn, dài tới 8–10 mm và rộng 6 mm.

Trong những ngày hè nóng nực, người dân các bản xung quanh xã Tây Sơn nói riêng và các xã lân cận của huyện Kỳ Sơn nói chung cũng thường tìm đến đây để nghỉ ngơi, giải nhiệt. Việc tận dụng những cánh rừng pơ mu để phát triển du lịch cộng đồng, trở thành điểm dừng chân ở các tour, tuyến du lịch không chỉ giúp bà con có thêm thu nhập, phát triển kinh tế mà đây còn là cách để tuyên truyền nhanh chóng nhất để người dân thêm quý trọng và bảo vệ rừng.

 

 

Thiên An

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline