Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 15:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Rừng ngập mặn giữa lòng thành phố biển

Thứ năm, 09/06/2022 21:06

TMO - Trên những đìa tôm, cánh đồng muối không còn canh tác, một hệ sinh thái rừng ngập mặn hình thành đa dạng, được ví như lá phổi xanh giữa lòng thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).

Quần thể rừng ngập mặn của TP Phan Thiết có diện tích khoảng hơn 32ha, được phân bố ở bờ Nam kênh thoát lũ, thuộc ranh giới giữa 3 phường Phú Thủy, Thanh Hải và Phú Hài.

Theo các hộ dân khu vực cho biết, từ xưa, ở hai bên bờ sông Cầu Ké, các loại cây như mắm, bần, đước đã mọc um tùm. Cách đây khoảng hơn 15 năm, khi nghề nuôi tôm phát triển, người dân địa phương tự ý đào ao để nuôi tôm. Tuy nhiên, sau này nghề nuôi tôm thất bại, người dân bỏ nghề và cũng từ đó đến nay, cây cối và các loài sinh vật phát triển rất mạnh, tạo nên một khu rừng ngập mặn tuyệt đẹp.

Rừng ngập mặn phủ xanh giữa lòng TP Phan Thiết. Ảnh: Việt Quốc 

Hiện tại, các cây mọc rải rác, đa phần các cây bụi, lùm có kích thước từ 2– 4 m mọc tập trung, dọc khu vực bờ sông Cầu Ké, tạo mảng xanh khá bắt mắt. Không chỉ vậy, rừng ngập mặn còn được xem là lá phổi xanh của thành phố, các loại cây trong rừng trở thành nguồn cung cấp thức ăn và là nơi trú ngụ cho nhiều loài thủy sinh, cá…

Không chỉ là nơi hội tụ phong phú, đa dạng các loại động vật về sinh sống như chim, cò, rẻ quạt, bìm bịp, bói cá… rừng ngập mặn còn là nơi giúp nhiều ngư dân địa phương mưu sinh với các loài thủy sản nước mặn, nước lợ (cá, tôm, cua, rùa, sò ốc,…)

Rừng ngập mặn giúp người dân mưu sinh với phong phú các loài thủy hải sản. Ảnh: Duy Hiệu 

Khu rừng sẽ góp phần điều hòa không khí, giữ nước ngầm, thoát lũ, chắn gió và chống xói lở cho khu vực. Ngoài ra, nơi đây sẽ phục vụ hoạt động nghiên cứu, tham quan, dã ngoại và thu hút du khách tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn giống như Rú Chá (Huế), Đầm Nại (Ninh Thuận), Cần Giờ (TP HCM), U Minh Thượng (Kiên Giang)...

 

Lan Anh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline