Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 18:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ trên các lưu vực sông

Chủ nhật, 20/08/2023 07:08

TMO - Theo nhận định xu thế khí tượng thủy văn mùa mưa, bão, lũ năm 2023 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trên các lưu vực sông cả nước sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp, phạm vi ảnh hưởng do mưa bão rộng.

Dự báo, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cảnh báo nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Để chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa những thiệt hại do mưa, lũ gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa:

Đối với các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành hồ thực hiện việc đảm bảo an toàn các hồ và các công trình, các hoạt động khai thác, sử dụng nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại từng Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Công Thương chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị quản lý, vận hành các hồ vận hành giảm lũ và vận hành điều tiết nước cho hạ du theo quy định của các Quy trình; chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia xây dựng phương án huy động điện tối đa của các nhà máy thủy điện trong thời gian hồ thực hiện nhiệm vụ cắt, giảm lũ cho hạ du.

Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy trình vận hành liên hồ đối với các đơn vị quản lý, vận hành hồ trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng phương án chủ động phòng, chống lũ lụt và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với các tình huống lũ, lụt trên địa bàn; quyết định việc vận hành các hồ trong tình huống xảy ra lũ, lụt bất thường ở hạ du; đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa đảm bảo thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố, tổ chức điều hành vận hành các hồ chứa trong mùa mưa lũ theo đúng quy định của Quy trình, trong đó thường trực theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tính toán quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ kịp thời, đúng thời điểm và thông báo ngay cho các chủ hồ thực hiện và các địa phương, đơn vị liên quan; kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành các hồ chứa trên lưu vực, tổ chức quản lý, lưu trữ các lệnh vận hành để phục vụ việc kiểm tra, giám sát.

Các tỉnh, thành phố, các chủ hồ trên địa bàn và trên toàn lưu vực xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ đảm bảo an toàn, phát huy hơn hiệu quả cắt giảm lũ và cấp nước hạ du theo quy định của quy trình liên hồ. Đặc biệt chỉ đạo tổ chức tốt công tác phối hợp cung cấp, chia sẻ kịp thời thông tin, dữ liệu vận hành hồ chứa, quan trắc khí tượng thủy văn tại các trạm cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và các tỉnh, thành phố trên lưu vực đảm bảo thực thi hiệu quả trong tổ chức điều hành vận hành liên hồ chứa.

Đối với các đơn vị quản lý vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Mã, Cả, Hương, Vu Gia-Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh, Ba, Sê San, Srêpok và Đồng Nai, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến khí tượng thủy văn, thực hiện chế độ quan trắc, dự báo, tính toán phục vụ vận hành, điều tiết hồ và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa.

Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các đơn vị liên quan chủ động phối hợp trong việc vận hành hồ chứa, đảm bảo phòng chống, giảm lũ hạ du, an toàn công trình; thực hiện nghiêm túc lệnh vận hành hồ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa. Trường hợp xảy ra tình huống bất thường, phải báo cáo ngay và kèm theo phương án đề xuất tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định để xem xét, quyết định việc vận hành hồ chứa.

Các đơn vị quản lý, vận hành hồ thực hiện nghiêm túc việc cung cấp số liệu vận hành tối thiểu 1 giờ/lần (khi có dự báo, cảnh báo bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc các hình thế thời tiết khác gây mưa lũ) lên Hệ thống quản lý dữ liệu vận hành hồ của Cục Quản lý tài nguyên nước (https://quanly.dwrm.gov.vn/hochua) phục vụ công tác theo dõi, giám sát và dự báo, cảnh báo mưa lũ trên các lưu vực sông. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo công tác chuẩn bị vận hành điều tiết các hồ chứa trong mùa lũ năm 2023 và các đơn vị quản lý, vận hành hồ nghiêm túc thực hiện.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông lớn, quan trọng. Theo đó, có tổng số khoảng 134 hồ chứa, đập dâng trên 11 lưu vực sông đã được điều tiết, vận hành theo cơ chế liên hồ với nguyên tắc ưu tiên hàng đầu trong mùa lũ là đảm bảo an toàn công trình, cắt, giảm lũ cho hạ du, ưu tiên duy trì dòng chảy tối thiểu, cấp nước hạ du phục vụ hoạt động sản xuất và dân sinh trong mùa cạn.  Với việc vận hành theo quy định của quy trình liên hồ, các hồ đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại do mưa, lũ gây ra đối với khu vực hạ du các lưu vực sông lớn và cấp nước an toàn phục vụ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt ở hạ du.

Thực tế cho thấy, việc thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số yếu kém, bất cập cần khẩn trương khắc phục. Ðầu tiên là hiệu quả trong công tác phối hợp còn chưa cao, một số địa phương vẫn còn lúng túng trong công tác chỉ đạo, điều hành các hồ chứa.

Vấn đề chia sẻ thông tin, dữ liệu vận hành, khí tượng - thủy văn, giữa các địa phương còn chưa hiệu quả. Năng lực các hồ khu vực miền Trung, Tây Nguyên còn hạn chế, chỉ có thể cắt, giảm lũ cho các địa phương ở khu vực hạ du chịu ảnh hưởng bởi sự điều tiết của các hồ mà không thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề lũ lụt phía hạ du trên toàn bộ lưu vực sông. Ngoài ra, trên các lưu vực hiện nay còn có hàng nghìn công trình hồ chứa thủy lợi đơn mục tiêu khác, ít công trình có cửa van điều tiết cho nên khả năng điều tiết lũ là rất hạn chế so với tổng lượng lũ trên lưu vực.

Nhằm gia tăng hiệu quả trong vận hành liên hồ chứa, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ ra quyết định vận hành các hồ chứa theo quy định của các Quy trình vận hành liên hồ chứa, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tham mưu, đề xuất một số nội dung trong Dự thảo Luật tài nguyên nước sửa đổi. 

 

 

Thu Trang 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline