Hotline: 0941068156

Thứ tư, 06/12/2023 22:12

Tin nóng

Gần 30 cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 8.350 vụ vi phạm về môi trường trong 5 tháng đầu năm

Nhiều trạm quan trắc không khí “lười” nảy số?

Chi gần 210 tỷ đồng nạo vét các tuyến đường thủy trọng điểm

Cần quyết liệt hơn trong “phân loại rác tại nguồn”

“Kinh tế xanh”: Ngành thủy sản cần làm gì để giảm lượng rác thải đổ ra biển?

Đảm bảo an ninh môi trường vì các thế hệ người Việt

Buýt điện đầu tiên chính thức lăn bánh

Công bố báo cáo về hiện trạng bụi PM2.5 của 63 tỉnh/thành năm 2019-2020

Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Đầu tư 21 cụm cảng thủy hàng hóa tại các tỉnh phía Nam

Định hướng phát triển kinh tế biển xanh

Trẻ em cần được tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, biến đối khí hậu

Cần giải pháp để người dân thích ứng an toàn với thiên tai

Kiểm soát các nguồn khí thải công nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Bảo vệ tài nguyên nước, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chưa 'khai tử' xe thô sơ, ba bánh

Đến năm 2030 sẽ không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Phát huy sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam

Thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên và xây dựng văn hoá môi trường hướng tới phát triển bền vững đất nước

Thứ tư, 06/12/2023

Quy định về đối tượng, quy trình hỗ trợ xử lý chất thải

Thứ hai, 20/11/2023 08:11

TMO - Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, các hoạt động sau đây được xem xét, hỗ trợ thực hiện xử lý chất thải gồm: thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật, sáng kiến xử lý chất thải rắn sinh hoạt; thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng để ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tiền đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu để hỗ trợ xử lý chất thải. Theo đó, dự kiến có 02 đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ kinh phí để xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bao bì thuốc bảo vệ thực vật gồm chính quyền địa phương có các dự án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao bì thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật, sáng kiến xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

(Ảnh minh họa). 

Theo Khoản 4 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 85 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải phải công khai, minh bạch, đúng mục đích. Đồng thời, việc quản lý, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý được giám sát bởi Hội đồng EPR quốc gia có đại diện của các Bộ, ngành, nhà sản xuất, nhập khẩu, cơ quan, tổ chức liên quan để đảm bảo minh bạch, đúng mục đích.

Quy trình hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải được quy định như sau: Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố công khai tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải của năm tiếp theo theo đề xuất của Hội đồng EPR quốc gia; Cơ quan, tổ chức có nhu cầu được hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải lập hồ sơ đề nghị gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 10 hằng năm để được xét duyệt hỗ trợ.

Hội đồng EPR quốc gia thẩm định, biểu quyết thông qua các đề nghị hỗ trợ tài chính của cơ quan, tổ chức và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định và các đề nghị hỗ trợ tài chính theo đề nghị của Hội đồng EPR quốc gia; Tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện thông báo và ký kết hợp đồng hỗ trợ với các cơ quan, tổ chức được nhận hỗ trợ tài chính; Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện thanh toán số tiền hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng ký kết.

 

 

PV 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline