Hotline: 0941068156
Thứ hai, 31/03/2025 09:03
Thứ ba, 25/02/2025 18:02
TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình vừa cho ra mắt gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP trên không gian ảo, ứng dụng AI.
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào thương mại điện tử đang mở ra nhiều cơ hội phát triển mới. Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình ra mắt mô hình cửa hàng trưng bày sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) trên không gian ảo.
Gian hàng thực tế ảo 3D được trang trí và mô phỏng dựa trên bài trí của gian hàng thực tế, từ đó, khách hàng như được xem tận mắt, tận tay các sản phẩm và được giới thiệu đầy đủ các thông tin về sản phẩm nhằm tăng độ tin cậy và kích thích mua hàng tốt hơn.
Gian hàng thực tế ảo dựa vào nền tảng trực tuyến, cho phép người xem đến từ khắp nơi được tham quan, tìm hiểu thông qua các thiết bị thông minh. Khi nhấp chuột vào tham quan gian hàng, người tiêu dùng sẽ được nghe Al đọc giới thiệu về các sản phẩm OCOP Quảng Bình; nhấp chuột vào biểu tượng trên màn hình tại sản phẩm sẽ xuất hiện phần giới thiệu đầy đủ thông tin về sản phẩm, cơ sở sản xuất.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình vừa cho ra mắt gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP trên không gian ảo, ứng dụng AI.
Nhờ sự hỗ trợ của những tính năng hiện đại này, người tham gia có thể tiếp cận với hình thức “tham quan gian hàng ảo-trải nghiệm thực”, dù không đến trực tiếp địa điểm trưng bày truyền thống, nhưng tất cả các sản phẩm đều có thể bày bán tại gian hàng ảo.
Nối bật trong gian hàng là các sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao, 4 sao và 5 sao ở Quảng Bình, như: Khoai deo Linh Huệ, mật ong Tuyên Hóa, tinh bột nghệ Hiền Thuấn… và các loại nông sản sạch và đặc sản khác của Quảng Bình. Mỗi sản phẩm đều có thông tin chi tiết về nguồn gốc, quy trình sản xuất, đánh giá chất lượng, giúp người mua hàng có cái nhìn đối chiếu và tin tưởng hơn vào sản phẩm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh: Mô hình cửa hàng OCOP trên không gian ảo không chỉ là bước tiến trong thương mại điện tử mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đây là minh chứng rõ nét cho sự hòa nhập của nông nghiệp vào xu hướng công nghệ 4.0, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thời đại số hóa việc triển khai mô hình cửa hàng OCOP trên không gian ảo, ứng dụng AI.
Qua đó, tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn do không giới hạn về địa lý, người tiêu dùng từ khắp nơi có thể tham quan và mua sắm các sản phẩm OCOP mà không cần đến tận nơi. Doanh nghiệp, hợp tác xã không cần đầu tư quá nhiều vào cửa hàng vật lý mà vẫn có thể trưng bày sản phẩm một cách chuyên nghiệp, từ đó, giúp tiết kiệm chi phí. Việc số hóa giúp sản phẩm OCOP tiếp cận với thị trường rộng lớn, giúp nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP.
Bùi Mạnh
Bình luận