Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 21:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Quần thể đá cổ triệu năm tuổi trên cao nguyên Gia Lai

Thứ năm, 23/03/2023 04:03

TMO - Bãi đá cổ làng Đôn Hyang, xã Đê Ar, huyện Mang Yang nằm dưới chân đập nhà máy thủy điện H'Chan, trên sông Ayun cho thấy di sản địa chất hiếm có của tỉnh Gia Lai. 

Quần thể đá cổ ở làng Đôn Hyang, cách TP Pleiku khoảng 45 km, từ lâu những thanh  đá tại đây có hình lục lăng tương đối đều đặn, đứng thẳng theo phương vuông góc, xiên nghiêng hoặc song song với mặt đất. Theo người dân bản địa, trước kia, bãi đá luôn được mặt nước bao phủ nên rất khó nhìn thấy. Từ khi thủy điện H'Chan ngăn dòng trên thượng nguồn, bãi đá cổ mới lộ thiên.

Quần thể đá cổ ở làng Đôn Hyang nằm dưới chân đập nhà máy thủy điện H'Chan. Ảnh: T. Tuấn

Nếu như suối đá qua làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, Gia Lai) từng có thời gian dài ẩn mình dưới tán lá cổ thụ thì điểm đặc biệt của phần lớn quần thể đá cổ nơi hạ lưu thủy điện H’Chan là từ lâu đã chịu tác động mạnh của dòng chảy sông Ayun vốn không mấy hiền hòa, nhất là vào mùa mưa. Hàng trăm thanh đá bazan có tuổi đời triệu năm bị bào mòn đáng kể. Các biến động địa chất trước đó và chính sức mạnh của dòng nước sau này đã tạo thêm những vẻ đẹp khác lạ cho quần thể đá cổ ở nơi này.

Các khối đá màu đen đặc hình thành từ hàng triệu năm trước. Ảnh: TT

Bãi đá cổ có cấu tạo tương đối giống ghềnh đá đĩa ở Phú Yên, rộng khoảng 3ha, nằm trải dài theo lưu vực sông H'Chan nối với dòng sông Ayun Hạ để tưới mát cho cánh đồng khắp các huyện Đông Nam Gia Lai. Do dòng chảy từ trên chân đập đã tạo nên những ao nước mát giữa bãi đá cổ. Sau ngày lên nương rẫy mệt mỏi, người dân bản địa thường tìm đến các hốc nước nơi bãi đá cổ này để gội rửa bụi bẩn.

Trước đó, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, đối với các bãi đá có hình thù giống với ghềnh đá dĩa ở Phú Yên, đơn vị sẽ phối hợp nghiên cứu khảo sát, nếu có tiềm năng du lịch sẽ kết nối các tour, tuyến để thu hút du khách. Đồng thời, phối hợp với huyện Mang Yang, Chư Păh khảo sát, đánh giá hiện trạng khu vực bãi đá cổ, môi trường sinh thái và đề xuất đưa vào “bản đồ” du lịch cùng với các địa danh nổi tiếng khác như núi lửa Chư Đang Ya, Biển Hồ nước, hàng thông trăm năm tuổi thời Pháp… 

 

 

H. Minh

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline