Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 14:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu

Thứ năm, 21/12/2023 13:12

TMO - Thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý, giám sát mã số vùng cây ăn quả, trong đó xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các vùng trồng nông sản đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Bắc Giang hiện có hơn 51 nghìn ha cây ăn quả, đứng thứ hai miền Bắc. Trong đó vải thiều là cây trồng chủ lực với diện tích 29,7 nghìn ha; cây có múi 10 nghìn ha... Những năm qua, hoạt động xuất khẩu, tiêu thụ nông sản của tỉnh, đặc biệt là vải thiều diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Công tác cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu là yêu cầu bắt buộc nhằm bảo đảm tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. 

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và BVTV về kết quả giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu năm 2023, toàn tỉnh đang duy trì 285 mã số vùng cây ăn quả xuất khẩu, trong đó: 223 mã số vùng trồng vải thiều (thị trường Trung Quốc 130, Nhật Bản 38, Mỹ 18, Thái Lan 19, Úc 18); 35 mã số vùng trồng nhãn (thị trường Trung Quốc 15, Mỹ 5, Úc 10, Nhật Bản 5); 22 mã số vùng trồng bưởi (thị trường Nga 19, Mỹ 3); 04 mã số vùng trồng dưa hấu xuất khẩu thị trường Trung Quốc; 01 mã vùng trồng vú sữa xuất khẩu thị trường Mỹ; 40 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu (thị trường Trung Quốc 39, Nhật Bản 1).

Toàn tỉnh đang duy trì 285 mã số vùng cây ăn quả xuất khẩu. 

Qua kiểm tra, giám sát, cơ quan chức năng phát hiện tình trạng mạo danh, mượn mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm. Điều này dẫn đến phía Cơ quan Kiểm dịch Trung Quốc đã ra cảnh báo về việc có thể thu hồi hoặc hủy mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Đề nghị thu hồi 14 mã số vùng trồng (gồm: 1 mã vùng trồng vải, 13 mã vùng trồng dưa hấu) và 176 cơ sở đóng gói không đáp ứng tiêu chuẩn quy định của nước nhập khẩu. Qua giám sát các mã vùng trồng, cơ sở đóng gói hiện đang duy trì để phục vụ xuất khẩu cơ bản đáp ứng các yêu cầu quy định của các nước nhập khẩu.

Tuy nhiên, tại một số địa phương công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo duy trì đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của nước nhập khẩu; vẫn còn hiện tượng mạo danh, mượn mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, vi phạm quy định về kiểm dịch thực phẩm, an toàn thực phẩm, đặc biệt phía Cơ quan Kiểm dịch Trung Quốc đã có cảnh báo và có thể thu hồi hoặc hủy mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, nếu không có biện pháp chỉ đạo kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu nông sản của tỉnh. 

Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT Bắc Giang đề nghị UBND các huyện, thành phố, các cơ quan chuyên môn thuộc Sở triển khai các nhiệm vụ. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng NN&PTNT là đơn vị đầu mối cấp huyện, thành phố chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thiết lập, kiểm tra thực tế, hoàn thiện hồ sơ cấp mã số và đảm bảo duy trì các điều kiện kỹ thuật đối với mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã cấp. Toàn bộ các thông tin, sản lượng, sự cam kết của các hộ nông dân tham gia vào vùng trồng cũng như các điều kiện kỹ thuật khác phải được cơ quan chuyên môn địa phương kiểm tra, xem xét đầy đủ trước khi gửi hồ sơ báo cáo về Sở qua Chi cục Trồng trọt và BVTV. Cơ quan chuyên môn địa phương lưu trữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của hồ sơ.

Thường xuyên tổ chức rà soát, kiểm tra để thiết lập hồ sơ đề nghị cấp bổ sung hoặc thu hồi, hủy các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói không đảm bảo quy định; tổ chức quản lý việc sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của địa phương đảm bảo yêu cầu phục vụ xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc khi cần thiết; Xây dựng chính sách, kế hoạch khuyến khích, hỗ trợ phát triển các vùng trồng và cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu tại địa phương; tăng cường tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số về các quy định cũng như các giải pháp kỹ thuật quan để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nước nhập khẩu ây có múi, rau an toàn, rau chế biến....

Phối hợp với Sở NN&PTNT, các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thiết lập và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cần thiết đối với các mã vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương để phục vụ công tác mở cửa thị trường, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và xử lý các cảnh báo của nước nhập khẩu về việc không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm làm ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của tỉnh.

UBND các huyện, thành phố cần tổ chức rà soát, kiểm tra để thiết lập hồ sơ đề nghị cấp bổ sung hoặc thu hồi, hủy các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói không đảm bảo quy định. Ảnh: QH. 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu của các địa phương; tổng hợp danh sách báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật để gửi nước nhập khẩu phê duyệt hoặc cấp mã số. Thực hiện lưu trữ và cập nhật đầy đủ thông tin mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trên cơ sở dữ liệu quốc gia về vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu Chủ trì hướng dẫn cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố tổ chức thiết lập và thực hiện công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo theo quy định của Bộ NN&PTNT.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương, tổ chức, cá nhân quy định về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật về xuất khẩu nông sản của nước nhập khẩu, quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả; ghi chép và hoàn thiện các hồ sơ liên quan trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu; hướng dẫn người dân, doang nghiệp sử dụng phần mềm nhật ký đồng ruộng, phần mềm quản lý cơ sở đóng gói để cập nhật các thông tin theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Thực hiện giám sát định kỳ các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số theo đúng hướng dẫn và quy định của nước nhập khẩu. Tần suất giám sát tối thiểu 1 lần/ năm, đối với vùng trồng thực hiện giám sát trước vụ thu hoạch. Kiểm tra, hướng dẫn, đốn đốc các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác thiết lập, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; xử lý nghiêm các trường hợp cho mượn, sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói không đúng quy định; tổng hợp đề nghị Cục Bảo vệ thực vật thu hồi hoặc hủy mã vùng trồng, cơ sở đóng gói không đảm bảo tiêu chuẩn. Kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền tổng hợp và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét.

Thời gian qua, các địa phương đã đẩy mạnh xây dựng và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nhằm đáp ứng đúng, đủ yêu cầu của các nước nhập khẩu và hướng tới nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, từ đó tạo ra lực đẩy lớn, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước.

Tính đến tháng 11/2023, cả nước  đã có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp. Các mã số này tập trung chủ yếu vào các sản phẩm xuất khẩu chính như xoài, thanh long, nhãn, gạo, sầu riêng. Số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói được cấp nhiều nhất từ các thị trường Trung Quốc, Mỹ, New Zealand và Australia. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quan tâm, chỉ đạo sát sao và ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Cụ thể như: Công văn 5841/BNN-BVTV ngày 26/8/2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về việc tăng cường công tác giám sát, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; Công văn số 2425/BNN-BVTV ngày 27/4/2021 về việc kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói để cấp mã số phục vụ xuất khẩu; Công văn số 1776/BNN-BVTV ngày 23/3/2023 về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu...

 

 

Lê Hương

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline