Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 10:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Phong tục đón Tết độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ sáu, 20/01/2023 06:01

TMO - Lễ Tết ra đời và tồn tại cùng với lịch sử phát triển của các cộng đồng các dân tộc. Trong đó, mỗi dân tộc lại đón Tết với những phong tục độc đáo, mang bản sắc riêng, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng trong đời sống xã hội.

Tết nhảy của người Dao

Tết nhảy của người Dao 

Người Dao cư trú tại các bản làng miền rừng núi trải rộng từ phía Bắc đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Tết nhảy tuy chỉ được tổ chức trong phạm vi dòng họ nhưng lại có ý nghĩa chung cho cả cộng đồng người sinh sống ở cùng một khu vực.

Thông thường các dòng họ người Dao Tiền hàng năm sẽ thay nhau tổ chức lễ cầu mùa, các nghi lễ thường diễn ra từ 30 Tết. Vào ngày này, cả gia đình trong dòng họ sẽ mang phần đóng góp lễ vật (gạo, rượu, gà...) đến nhà trưởng họ. Tại đây, cùng với bà con hàng xóm họ sẽ tập cùng nhau chuẩn bị đồ lễ và đặc biệt là chung tay làm “cây mùa màng”. Cây mùa màng là cây tre hoặc cây sấu được lựa chọn cẩn thận sao cho thật xanh tốt, sum suê.

Khi mọi việc chuẩn bị đã hoàn tất, trưởng họ sẽ làm lễ cúng các thần linh và tổ tiên dòng tộc và mời họ về ăn Tết. Vào sáng mùng một Tết, sẽ có một nhóm người người dậy sớm múa đuổi ma tà, ác thú, những điều không may của năm cũ. Tiếp đến khi trời sáng hẳn, họ lại tiếp tục nhảy múa cầu tài lộc cho gia súc, gia cầm mau về với gia đình, dòng họ… 

Nét đặc sắc trong Tết nhảy đó là phần hành lễ này của người Dao Tiền. Khi thực hành các nghi thức cúng họ vừa cúng vừa nhảy múa rồi đọc những câu thơ vần trong tiếng những nhạc cụ là chuông, thanh la, trống rộn rã. Có một điều lưu ý là phụ nữ người Dao Tiền không tham gia ở hai phần phần nghi thức mở đầu và phần kết thúc lễ. Còn ở mọi hoạt động hành lễ đan xen tất cả mọi người đều có thể tham gia. Cứ như vậy người Dao tiền trong dòng họ năm nay tổ chức Tết nhảy sẽ sum vầy bên cây mùa màng trong suốt những ngày làm làm lễ. 

Tết Giọt Nước của người Xơ- đăng

Lễ cúng máng nước của dân tộc Xơ-đăng

Đồng bào Xơ-đăng cư trú chủ yếu ở tỉnh Kon Tum và hai huyện Trà Mi, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Người Xơ-đăng có nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó Lễ cúng máng nước là một nghi thức tiêu biểu.

Theo quan niệm của người Lễ cúng máng nước của dân tộc Xơ-đăng, vào những ngày đầu năm mới, nguồn nước từ trên rừng sạch sẽ trong lành, theo đó, người Xơ-đăng sẽ tổ chức Lễ cúng máng nước. Trước khi thực hiện lễ cúng, mỗi làng sẽ chuẩn bị 2 con gà trống và 1 con heo. Tất cả đàn ông trong làng đều mang lễ vật vào địa điểm lấy nước trên dòng suối. Tại đây, già làng lần lượt cắt tiết heo, gà để cho tiết chảy xuống dòng suối, từng gia đình dùng 1 ống nứa rừng múc nguồn nước dưới suối đã được hòa với tiết gà, heo mang về nhà nhóm bếp nấu nước, cơm và thức ăn mừng tết máng nước cho riêng gia đình mình.

Tiếp theo, già làng sẽ đọc bài cúng xin thần núi, thần rừng ban phước lành cho dân làng làm ăn thuận lợi, đoàn kết và ban cho dân làng nguồn nước trong lành để uống mát cái bụng quanh năm. Sau khi thực hiện xong nghi lễ, thanh niên trong làng chặt những ống tre, lồ ô đặt ống dẫn nước xuống khe suối để đưa nước về tận làng để người dân tiện sinh hoạt. Khi nguồn nước về tới máng của làng, già làng tiếp tục cắt tiết một con gà nữa để tạ ơn thần. Tiếp đến, mỗi gia đình lấy một ống nước từ máng nước chung của buôn làng về nhà đổ vào ché rượu cần, nấu cơm cúng tại nhà mình rồi mang ché rượu, cơm và đồ cúng đến nhà Rông tập trung làm lễ uống rượu cần mừng nguồn nước.

Tục dán giấy đỏ của người Cao Lan

Tục dán giấy đỏ của người Cao Lan 

Cao Lan là một nhánh của tộc Sán Chay bao gồm Cao Lan và Sán Chí sống ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Tết Cao Lan là một trong những biểu hiện rất rõ đời sống văn hóa tinh thần độc đáo ấy. Công việc đầu tiên để chuẩn bị cho việc đón mừng năm mới của người Cao Lan là tục dán giấy đỏ (tiếng Cao Lan là Chí dịt) trong nhà.

Khoảng trước tết 2 ngày (28, 29 tháng Chạp) là ngày "niêm phong" cho tất cả những gì thuộc về gia đình. Từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại... đều được dán giấy đỏ để các vật này được "nghỉ Tết". Toàn bộ ngôi nhà bỗng nhiên nhuộm sắc đỏ rực rỡ. Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành. Dán giấy đỏ lên những nơi quan trọng là bắt đầu cho một năm mới với mong muốn an khang, thịnh vượng.

Người Cao Lan thường tự làm các loại bánh để ăn tết như bánh vắt vai, bánh chưng, bánh chim gâu, bánh mật, bánh gai, bánh rán, chè lam... Bánh chưng của người Cao Lan có hai loại là bánh chưng bố tròn to và bánh chưng mẹ tròn dài. Trong lễ hội đầu năm mới của người Cao Lan, bên cạnh các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn, trồng cây chuối, vặt rau cải, múa điệu chim gâu, xúc tép, khai xuân, biểu diễn trống sành... thì không thể thiếu làn điệu Sình ca, lối hát đối đáp giữa thanh niên nam nữ, được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán.

Người Lô Lô đánh thức gia súc cùng đón Tết 

Người Lô Lô cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai... Theo phong tục, đến chiều 30 Tết, người Lô Lô thường tổ chức bữa cơm sum họp, và tổ chức cúng sức khỏe. Đàn ông, con trai cúng bằng gà mái, đàn bà, con gái cúng bằng gà trống. Đó cũng là ngày dán giấy hay quét sơn đỏ, vàng hoặc trắng lên các nông cụ, mọi người sẽ không được đụng vào trong 3 ngày Tết để minh chứng rằng đối với người Lô Lô, Tết là dịp để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu một năm mới làm việc chăm chỉ.

Theo phong tục, người Lô Lô đón năm mới bắt đầu từ tiếng gà gáy đầu tiên trong bản. Vào thời khắc tiếng gà gáy đầu tiên vang lên, người Lô Lô sẽ đánh thức toàn bộ gia súc trong nhà để cùng đón năm mới, với ý niệm mong một năm nhiều may mắn, hanh thông, vạn vật sinh sôi nảy nở.

 

 

PV 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline