Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 03:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Phiên chợ sâm Ngọc Linh ở vùng núi Quảng Nam

Thứ tư, 02/08/2023 07:08

TMO - Phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản, dược liệu lần thứ 56 tại huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam diễn ra từ ngày 1-3/8. 

Phiên chợ sâm Ngọc Linh tháng 8 này có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số Ca Dong, Xê Đăng tại các xã trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện. Thời điểm tháng 8, cây sâm Ngọc Linh đang vào mùa cao điểm thu hoạch lá, hạt, củ… do đó, số lượng sâm được tiểu thương và bà con đem đến phiên chợ khá nhiều.  

Theo ước tính ban đầu, phiên chợ có gần 100 kg sâm Ngọc Linh tươi được chào bán. Để được vào chợ, tất cả người bán phải đưa hàng đến tổ thẩm định để kiểm tra chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, xác định trọng lượng. Những củ sâm được người am hiểu về loại dược liệu quý hiếm này kiểm tra bằng mắt thường, công đoạn này hết khoảng 5-15 phút.

Các gian hàng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh tháng 8 thu hút du khách và người dân tham quan, mua hàng. Ảnh:TT. 

Giá các loại lá sâm Ngọc Linh dao động 10 - 12 triệu đồng/kg, hoa sâm 15 - 17 triệu đồng/kg, hạt sâm có giá 80 - 100 triệu đồng/1.000 hạt, sâm tươi có giá từ 65 triệu đồng đến hơn 220 triệu đồng/kg tùy theo loại. Ngoài sâm Ngọc Linh, phiên chợ còn bày bán hàng nông sản, dược liệu đặc trưng của đồng bào thiểu số ở Nam Trà My và sản phẩm OCOP đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh và 2 tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum.

Để tôn vinh, quảng bá, mua bán sản phẩm sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu trên địa bàn huyện Nam Trà My, UBND huyện Nam Trà My tổ chức Lễ hội sâm Ngọc Linh vào ngày 1.8 hằng năm, Phiên chợ sâm Ngọc Linh định kỳ vào ngày 1 đến ngày 3 hằng tháng, phiên chợ đầu tiên được tổ chức vào tháng 10.2017.

Các lực lượng chức năng luôn túc trực để kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh, không để các loại sâm giả tuồn vào phiên chợ. Ảnh: HV. 

Trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ V, cùng với những gian hàng tấp nập người mua, Hội thi sâm Ngọc Linh năm nay có hơn 100 hộ dân tham gia với hơn 300 "thí sinh" sâm dự thi độ tuổi: 1-4 năm tuổi, 5 năm tuổi, 7 năm tuổi, 9 năm tuổi và 10 năm tuổi. Hội thi nhằm tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ cây sâm Ngọc Linh giữa các hộ dân trồng sâm trên địa bàn.

Ban tổ chức chấm điểm dựa trên các tiêu chí: cây sâm Ngọc Linh có hình dáng thân lá thẳng đứng, thân to đều, lá xanh đậm, rễ phát triển mạnh, đều tán, hình dáng củ sâm giống con rết. Củ sâm có màu vàng đậm hoặc màu xanh rêu. Cây sâm phải đúng độ tuổi quy định, không bị sâu bệnh, được trồng trên các xã trong vùng quy hoạch tại huyện Nam Trà My.

Những cây sâm Ngọc Linh đẹp được người dân mang đến tham dự Hội thi. Ảnh: HQ. 

UBND huyện Nam Trà My, cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) bao đời nay đã hiện diện tại vùng núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; là loài dược liệu đặc biệt quý hiếm, có giá trị đặc hữu, với những đặc tính riêng có mà các loài sâm khác trên thế giới không có được, là sản phẩm của quốc gia, là vàng xanh của đất nước. Tháng 6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Trà My đã tập trung phát triển sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chủ lực để thoát nghèo. Các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, nhóm hộ đã tham gia trồng sâm Ngọc Linh với tổng diện tích gần 810 ha, với khoảng hơn 3 triệu cây; giá cả cây sâm Ngọc Linh dần ổn định. Các nhà khoa học đã tập trung đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng, sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm. 

 

 

Trần Tân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline