Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 03:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Phát triển sinh kế cho người dân lưu vực hồ chứa thủy điện

Thứ tư, 08/11/2023 13:11

TMO - Nhằm giúp người dân sống gần lưu vực các hồ thuỷ điện có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tỉnh Quảng Nam hướng đến mục tiêu phát triển sinh kế bền vững cho người dân lưu vực hồ chứa thủy điện.

Hồ chứa thủy điện được hình thành với vai trò chính là phục vụ cho sản xuất điện, kiểm soát lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.  Nghề nuôi cá hồ chứa vẫn tiếp tục phát triển từ việc nuôi các loài cá truyền thống, đến nay phát triển nuôi các loài có giá trị kinh tế như: Cá Tầm, cá Lăng, cá Chiên, Nheo mỹ, cá Lóc, Rô phi…. Đối với đối với kinh tế - xã hội của địa phương, nhìn từ góc độ sinh kế, phát triển nuôi cá trên hồ chứa có vai trò khá lớn, là thành tố quan trọng để góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi. Ngoài ra, việc nâng cao sản lượng cá nuôi trong nuôi trồng thủy sản hồ chứa. 

Quảng Nam nằm trong nhóm các địa phương có nhiều thủy điện nhất nước, với hơn 40 dự án đã và đang thực hiện, chủ yếu trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 73 hồ chứa, do công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi và UBND cấp xã, HTX Dịch vụ nông nghiệp quản lý; có 40 dự án thủy điện được quy hoạch đưa vào hoạt động, do các công ty thủy điện quản lý vận hành. Tổng diện tích mặt nước thủy lợi, thủy điện khoảng 13.000 ha. Các hồ chứa cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ phát điện, một số phục vụ cho sinh hoạt (hồ Phú Ninh, Khe Tân).

Quảng Nam tập trung xây dựng các mô hình sinh kế cho người dân trong lưu vực lòng hồ thuỷ điện. 

Đến nay trên địa bàn tỉnh nghề nuôi cá hồ chứa được phát triển từ việc nuôi các loài cá truyền thống rồi phát triển một số đối tượng có giá trị kinh tế cao. Loại hình mặt nước lớn có lợi thế trong phát triển nuôi theo nhiều hình thức khác nhau như: Nuôi quảng canh cải tiến trong eo ngách, thả trực tiếp đánh tỉa thả bù (thả giống và khai thác) và có thể đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trong hồ... Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa có ưu điểm là khi nuôi với mật độ và phương thức nuôi phù hợp sẽ có tác dụng cải tạo môi trường và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng tốt cùng với cảnh quan vùng hồ  sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Hiện một số hồ chứa cho phép hoạt động nuôi thủy sản với quy mô hộ gia đình (hồ Khe Tân; thủy điện Sông Tranh II, Đăk Mi 4, Việt An ...). Hình thức nuôi thả trực tiếp, nuôi lồng bè. Các đối tượng thả nuôi trực tiếp chủ yếu là cá mè, trắm, chép, rô phi; đối tượng nuôi lồng bè chủ yếu gồm rô phi, điêu hồng, lăng nha, trắm... Số lượng lồng bè khoảng 400 lồng (60-75 m3/lồng). Sản lượng nước ngọt trong hồ chứa ước đạt 1.400 tấn, tăng 1,86% (+80 tấn) so với cùng kỳ năm 2022; trong đó: nuôi lồng/bè đạt 1.100 tấn, nuôi ao và hồ chứa đạt 300 tấn

Theo đánh giá của ngành chức năng, nuôi trồng thủy sản trên lưu vực các hồ chứa thủy điện tại tỉnh đã phát huy hiệu quả: Phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thủy đặc sản, đa dạng hình thức và đối tượng nuôi trong hồ chứa tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng lựa chọn và thị trường tiêu thụ, phù hợp với xu hướng tất yếu của phát triển sản xuất hiện nay, giúp người dân tăng thu nhập và vươn lên làm giàu. 

Đồng thời, tăng thu nhập cho người sản xuất, cải thiện sinh kế cho người dân, tạo công ăn việc làm, giúp chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp cho các hộ dân bị mất đất sản xuất, do ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư quanh khu vực lòng hồ nhất là ở vùng trung du, miền núi, ổn định an ninh trật tự vùng biên giới các huyện vùng miền núi, khó khăn của các tỉnh trong vùng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích việc nuôi cá hồ chứa trên địa bàn tỉnh vẫn gặp khá nhiều khó khăn, hạn chế: Đa số các hồ chứa trên địa bàn tỉnh hiện nay ưu tiên phục vụ các mục đích phục vụ sản nông nghiệp, điều tiết lũ, cấp nước sinh hoạt, chưa chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản; nuôi cá lồng bè hồ chứa còn mang tính tự phát, chưa tập trung vùng chuyên canh nên chưa tạo được vùng nuôi an toàn và hệ thống thị trường tiêu thụ chưa ổn định; nguồn lực đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản, về khoa học công nghệ của tỉnh còn thiếu.

Phần lớn hình thức nuôi quy mô hộ gia đình, phạm vi liên kết trong nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa và thiếu bền vững; chưa có doanh nghiệp tham gia đầu tư lớn vào nuôi trồng thủy sản. Hàng năm, vào mùa mưa lũ hay thời điểm nắng nóng thường có biến động về nguồn nước, mực nước và chất lượng nước trong khu vực lòng hồ đã gây thiệt hại cho người nuôi cá.

Nghề nuôi cá lồng bè trong lòng hồ thủy điện là một trong những mô hình sinh kế được các địa phương triển khai. Ảnh: NP.  

Nhằm phát huy lợi thế từ địa phương, năm 2023 tỉnh Quảng Nam phấn đấu mỗi huyện có hồ chứa thủy điện hoàn thành tối thiểu 1 mô hình phát triển sinh kế cho người dân lưu vực hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh. Năm 2024, mỗi huyện có hồ chứa thủy điện hoàn thành tối thiểu 2 mô hình phát triển sinh kế cho người dân lưu vực hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, tất cả các huyện có hồ chứa thủy điện đều có các loại mô hình sinh kế bền vững cho người dân. 

Tỉnh cũng huy động các nguồn kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác. Các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp, tài trợ kinh phí thực hiện, triển khai chương trình sinh kế theo quyết định này, có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc tài trợ và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thủy điện trên địa bàn Quảng Nam đến năm 2025 được triển khai với mục tiêu chính là huy động mọi nguồn lực nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho phát triển sinh kế người dân tại lưu vực các hồ chứa thủy điện, góp phần thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình của Chính phủ triển khai trên địa bàn tỉnh. Cùng với phát triển thủy điện, kết hợp đa dạng các loạihình, mô hình phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư để tạo động lực phát triểnkinh tế-xã hội khu vực miền núi, tạo công ăn việc làm, bảo đảm sinh kế lâu dàicho người dân ở địa phương.

Những năm qua, cùng với việc đầu tư xây dựng, vận hành khai thác các công trình thủy điện, chủ sở hữu và đơn vị quản lý các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều việc làm thiết thực, cụ thể giúp người dân tại lưu vực các thủy điện vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Các địa phương còn phối hợp với chủ đầu tư thủy điện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình khác như: Mô hình nuôi cá thát lát cườm lồng bè trên hồ thủy điện gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã MaCooih (huyện Ðông Giang); mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My).

Ðể tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân lưu vực các hồ thủy điện, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền các địa phương liên quan tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thủy điện trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi.

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline