Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/09/2024 00:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ sáu, 20/09/2024

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn các làng nghề

Thứ tư, 18/09/2024 07:09

TMO - Trong nỗ lực bảo tồn, phát triển bền vững làng nghề, tỉnh Phú Yên đang xây dựng, quy hoạch làng nghề gắn với triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Trước nguy cơ mai một các làng nghề truyền thống, Sở NN&PTNT Phú Yên đã và đang chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá thực tế tình hình hoạt động và gặp gỡ, trao đổi với các hộ làm nghề, khuyến khích họ tiếp tục bảo tồn và phát huy truyền thống làng nghề. Qua đó, sở đề xuất các giải pháp trình UBND tỉnh để tháo gỡ khó khăn, giải quyết một số vấn đề liên quan đến phát triển làng nghề.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT), toàn tỉnh hiện có 20 làng nghề được công nhận theo Nghị định 52/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Để bảo tồn và phát triển làng nghề, tỉnh đã phê duyệt nhiều đề án, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển giao cho các sở, ngành, địa phương triển khai.

Việc sản phẩm OCOP được quảng bá, tiêu thụ rộng rãi trên thị trường giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn các nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Ảnh: NH. 

Tại TX.Sông Cầu, nhắc đến các sản phẩm OCOP đi lên từ làng nghề, không thể không nhắc đến nước mắm Tân Lập, rượu Quán Đế, muối Tuyết Diêm… Từ khi được công nhận và xếp hạng OCOP, các sản phẩm đã tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo UBND TX.Sông Cầu: Chương trình OCOP đã góp phần đưa những sản phẩm truyền thống của các làng nghề có mặt ở những cửa hàng tiện lợi, siêu thị và các trang thương mại điện tử. Hiện 25/25 sản phẩm OCOP đã được công nhận của thị xã đều có doanh số bán hàng tăng 30% trở lên so với trước khi tham gia chương trình; quy mô sản xuất, giá trị thương hiệu của sản phẩm đều được nâng lên.

Tại huyện Tây Hòa, địa phương có 2 làng nghề truyền thống được công nhận. Để hỗ trợ, huyện đang tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề theo quy định tại Nghị định 52 của Chính phủ. Đối với làng nghề đan đát Vinh Ba, địa phương tiếp tục quan tâm, có chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng và định hướng xây dựng thành các sản phẩm OCOP. Còn đối với làng nghề trồng dâu nuôi tằm Mỹ Thạnh Tây, để vực dậy làng nghề, ngoài việc hỗ trợ phát triển trồng giống dâu mới với diện tích 1,1ha, huyện đã phê chuẩn hỗ trợ HTX Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Phong đầu tư nhà nuôi tằm tập trung với diện tích 200m2, kinh phí 1,2 tỷ đồng; đồng thời vừa đánh giá, công nhận lại sản phẩm rượu tằm Hòa Phong đạt OCOP 3 sao. 

Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Xí Thoại là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời ở xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân. Đặc thù làng nghề dệt thổ cẩm này sử dụng nguyên liệu chỉ len nhiều màu sắc, khung dệt, máy may, máy vắt sổ… tạo nên những sản phẩm mang nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là số hộ theo nghề truyền thống rất ít, chủ yếu ở quy mô gia đình, sản phẩm chưa đa dạng; lượng khách du lịch biết đến những sản phẩm của địa phương còn ít. Để tạo động lực cho các làng nghề từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, địa phương đã và đang hỗ trợ, tạo điều kiện để HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất, phát triển làng nghề thông qua các hoạt động như: hỗ trợ xây dựng hạ tầng, mặt bằng sản xuất, chuyển giao công nghệ và phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề.  

Cũng trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tại xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân), Chương trình OCOP đã tái sinh nghề làm dầu phộng tưởng như đã mai một. HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Xuân Phước cho biết: Từ Chương trình OCOP của tỉnh, HTX đã đầu tư kinh phí mua máy ép dầu sản xuất dầu phộng đóng chai. Sản phẩm này được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh và được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng. Sau khi địa phương xây dựng thương hiệu dầu phộng OCOP, nông dân tập trung trồng đậu phộng vì lãi nhiều hơn trồng lúa. Huyện cũng chỉ đạo mở rộng vùng nguyên liệu ra các xã Xuân Quang 3, Xuân Quang 2, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng đậu phộng để tăng thu nhập cho người dân.

Thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Tuy An, các sản phẩm tham gia chương trình OCOP muốn đạt sao phải qua tuyển chọn rất kỹ về quy trình sản xuất, cách đóng gói sản phẩm. Việc này đã tạo động lực cho các làng nghề từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Địa phương đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm tỉnh để đánh giá, phân hạng các sản phẩm truyền thống OCOP đặc trưng của địa phương như bánh tráng Hòa Đa, cá ngừ đại dương, bánh đồng tiền gắn hạt dinh dưỡng, thanh gạo lứt ngũ cốc, thanh gạo lứt chà bông... 

Nghề sản xuất bánh tráng tại xã An Mỹ, huyện Tuy An. Ảnh: TL. 

Theo Sở NN&PTNT Phú Yên, các nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh có từ lâu đời, gắn với đặc trưng từng địa phương. Tuy nhiên, hình thức và quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, các xưởng sản xuất nằm xen kẽ với khu dân cư, sử dụng diện tích đất ở làm nơi sản xuất, mặt bằng chật hẹp, không có khả năng mở rộng. Hệ thống hạ tầng cơ sở làng nghề còn hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ. Những năm qua, các nghề, làng nghề luôn được tỉnh quan tâm, có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh ngành nghề nông thôn phát triển đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh.  

Tỉnh Phú Yên ban hành kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống năm 2024. Theo đó, tỉnh phấn đấu có thêm một đến hai làng nghề được công nhận trong năm 2024. Cùng với đó là tăng sản phẩm làng nghề được công nhận sản phẩm OCOP. Theo đó, trong năm 2024, tỉnh Phú Yên phấn đấu được công nhận mới từ một đến hai làng nghề; hỗ trợ phát triển sản phẩm làng nghề tham gia đăng ký thực hiện chương trình OCOP năm 2024, trong đó, có ít nhất 6 sản phẩm của các làng nghề đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Tỉnh cũng sẽ khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống như: làng nghề bánh tráng Long Bình (thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân); làng nghề đan đát Thạnh Đức (xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân); làng nghề trồng dâu nuôi tằm Mỹ Thạnh Tây (xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa). Cùng với đó, sẽ hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề được phục hồi và phát triển.

Mục tiêu của kế hoạch nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn bền vững và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường. Cùng với đó, tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện phát triển làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận theo quy định bằng việc kết hợp lồng ghép nguồn vốn của nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và của nhân dân để hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, tạo sức lan tỏa đến các vùng, các làng nghề khác; khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm làng nghề tham gia thực hiện Chương trình OCOP.

Đẩy mạnh phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, trước hết tập trung phát triển làng nghề mới, ngành nghề mới từ những làng nghề thuần nông và tại những làng nghề có các ngành nghề phi nông nghiệp như: làng nghề nước mắm Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An; đầu tư phát triển một số làng nghề truyền thống có khả năng phát triển gắn với du lịch như: làng nghề nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP. Tuy Hòa.

Các làng nghề sẽ được hỗ trợ đầu tư trang bị máy móc, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất; đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm theo quy định hiện hành của chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, của tỉnh; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các cơ sở có sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP…

Bên cạnh đó, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở thuộc làng nghề thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm theo quy định hiện hành của chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, của tỉnh; ưu tiên mời các cơ sở tham gia các hội chợ; triển lãm, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh nỗ lực khôi phục, bảo tồn 10 làng nghề có nguy cơ mai một; ít nhất 10 sản phẩm làng nghề tham gia Chương trình OCOP và được gắn sao, đồng thời xây dựng thương hiệu 5 làng nghề. Các làng nghề cần khôi phục và bảo tồn là làng nghề dệt thổ cẩm thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân), dệt thổ cẩm thôn Xây Dựng, xã Suối Trai (huyện Sơn Hòa), dệt thổ cẩm buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh), dệt thổ cẩm buôn Bá, xã Ea Bá (huyện Sông Hinh), làng nghề làm rượu cần từ men lá rừng của đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê (huyện Sông Hinh), rượu cần Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân)… và các làng nghề từ sản phẩm mây tre, gồm làng nghề đan đát Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân), làng nghề đan thúng chai An Dân (huyện Tuy An), làng nghề mây tre đan Phước Nông, xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa), làng nghề đan đát Vinh Ba, xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa).../.

 

 

Lê Dương 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline