Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 23:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Phát triển lâm nghiệp bền vững, tăng cường sinh kế cho người dân

Thứ năm, 16/06/2022 20:06

TMO - Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Chương trình hành động số 899/CTr-UBND về việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đối khí hậu giai đoạn 2021-2030, đặt ra những mục tiêu cùng giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp, phát triển ngành bền vững.

Theo đó UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan phân định ranh giới, tổ chức quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích 645.370,6 ha rừng hiện có, đặc biệt là rừng tự nhiên. Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng, thiết lập lâm phần ổn định, tăng cường tính kết nối các hệ sinh thái có giá trị bảo tồn, phòng hộ môi trường.

Đối với rừng sản xuất rà soát, điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu và tài nguyên rừng; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và phát triển hệ thống rừng trồng gỗ lớn có năng suất và chất lượng cao.

Các bộ Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro kiểm tra cơ sở ươm giống cây lâm nghiệp. Ảnh: Ngọc Minh 

Tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên đến năm 2030, quản lý và kiểm soát chặt chẽ các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng, đặc biệt là dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác.

Nâng tỷ lệ che phủ của rừng đến năm 2025 đạt 47,75%; đến năm 2030 đạt 49,2%. Ngoài ra, triển khai giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên đến năm 2030 đạt 24.000 lượt ha, trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt 9.000 lượt ha; giai đoạn 2026-2030 đạt 15.000 lượt ha.

Tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích trồng rừng đạt 40.000ha. Trong đó có khoảng 10.000 ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa 15.000 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn. Đến năm 2030, tiếp tục trồng rừng mới và trồng rừng luân canh 40.000 ha, trong đó ít nhất 15.000 ha rừng gỗ lớn, tiếp tục chuyển hóa 15.000 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn. 

Đồng thời, thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làm hạt nhân để phát triển sản xuất lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên toàn tỉnh và khu vực.

Thực hiện giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng đối với diện tích 219.246 ha rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND cấp xã quản lý. Đến năm 2030, đảm bảo 100% diện tích rừng có chủ quản lý. Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất và hiệu quả rừng trồng; tăng cường trông rừng các loài cây giá trị kinh tế cao gắn với các hệ thống nông lâm kết hợp.

Các địa phương đẩy mạnh trồng mới nhiều diện tích rừng. Ảnh: HT 

Hỗ trợ cấp Chứng chỉ rừng cho một số Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và Ban quản lý rừng phòng hộ; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2025 đạt 30 ngàn ha, đến năm 2030 đạt 80.000 ha. Khai thác lâm sản trong rừng trồng, đến năm 2025, sản lượng khai thác đạt trên 1 triệu m3, bình quân 150 ngàn m3 đến 300 ngàn m3/năm; đạt trên 1,8 triệu m3 trong giai đoạn 2025-2030.

Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sinh kế hộ cá thể; xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa kết hợp trồng xen các loài cây ngắn ngày trong những năm đầu khi rừng chưa khép tán; kết hợp chăn thả gia súc dưới tán rừng.

Kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở giống lâm nghiệp công nghệ cao có công suất 10 triệu cây/năm; hỗ trợ nâng cấp, mở rộng 7 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu giống phát triển rừng sản xuất có năng xuất, sản lượng cao.

Đầu tư, đẩy mạnh việc triển khai sản xuất nông, lâm nghiệp dưới tán rừng, trong đó chú trọng việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu, phấn đấu đến năm 2025 trồng được 6.500 ha, đến năm 2030 trồng được 11,3 ngàn ha dược liệu dưới tán rừng. Thực hiện chuyển đổi dần cơ cấu cây trồng từ cây nông nghiệp ngắn ngày sang trồng rừng và sản xuất lâm-nông kết hợp với cây trồng chính là cây lâm nghiệp trên quỹ đất quy hoạch lâm nghiệp hiện người dân đang chiếm dụng, sử dụng trái phép.

Các Ban quản lý rừng phòng hộ giao khoán cho các hộ dân từ chăm sóc đến bảo vệ diện tích rừng trồng. Ảnh: ND 

Ưu tiên đầu tư, phát triển hệ thống nghiên cứu và cung ứng các giống cây lâm nghiệp chất lượng cao bảo đảm cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận, có chứng chỉ theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình 15 m3/ha/năm vào năm 2025 và 20 m3/ha/năm vào 2030.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh về đầu tư, hỗ trợ đầu tư, tín dụng, đất đai, thuế, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Rà soát, đề xuất để bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích, hỗ trợ, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách liên kết các hộ gia đình với doanh nghiệp trong việc tích tụ đất đai tạo ra vùng trồng nguyên liệu tập trung để có thể áp dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng ổn định, bền vững.

 

Nga Huyền 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline