Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 23:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững

Chủ nhật, 10/04/2022 06:04

TMO - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên của một địa phương ven biển, tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều giải pháp để khai thác và nuôi trồng thủy sản, hướng đến phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả.

Kiên Giang có vùng biển rộng hơn 63.200 km2, 143 hòn đảo lớn nhỏ và hơn 200 km chiều dài bờ biển. Trong năm 2021, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Kiên Giang đạt hơn 854.000 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác hơn 568.800 tấn, sản lượng nuôi trồng hơn 285.000 tấn.

Bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa phương này đang nỗ lực để hoàn thiện hạ tầng nghề cá, nhằm phát huy tổng thể và hiệu quả tiềm năng trong phát triển kinh tế biển. Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 9.800 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên, trong đó tàu có chiều dài từ 15 m trở lên là hơn 3.900 chiếc.

Tỉnh Kiên Giang chú trọng nâng cấp hạ tầng nghề cá để phát triển kinh tế thủy sản bền vững trong khai thác nguồn lợi này 

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, việc phát triển đội tàu khai thác thủy sản quá nhiều, nhất là tàu có công suất nhỏ, khai thác ven bờ là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều tàu cá của ngư dân phải vươn xa ra các vùng biển giáp ranh, vùng chồng lấn, đánh bắt, khai thác.

Nhằm khắc phục những bất cập trong phát triển kinh tế biển, tại lĩnh vực khai thác Kiên Giang từng bước giảm dần số lượng tàu và sản lượng khai thác, chú trọng chất lượng, đồng thời chuyển sang nuôi biển, tăng quy mô và năng suất nuôi biển, tăng sản lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Kiên Giang tích cực triển khai công tác phòng, chống vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo vào không theo quy định (IUU).

Địa phương này đã triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát hành trình cho gần 100% tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên, góp phần phục vụ công tác theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển một cách hiệu quả.

Trong năm 2021, các đơn vị chức năng của Kiên Giang đã tiến hành xử lý 12 trường hợp vi phạm IUU, có 7 trường hợp bị xử phạt với số tiền 5,6 tỷ đồng. Ngoài ra, các lực lượng chức năng đã giám sát chặt chẽ đối với nhóm tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ vi phạm IUU, xử lý nghiêm các hành vi tắt thiết bị, tháo thiết bị, thường xuyên mất kết nối với hệ thống, vượt ranh giới biển…

Nuôi cá lồng tại tỉnh Kiên Giang đang được chú trọng phát triển 

Đối với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, báo cáo từ Chi cục Thuỷ sản tỉnh cho biết: Toàn tỉnh có hơn 280.000 lượt ha mặt nước thả nuôi thuỷ sản, trong đó tôm nước lợ chiếm 137.560 ha, cua biển 78.680 ha, nhuyễn thể 21.265 ha, 3.878 lồng bè trên biển và hơn 42.500 ha ao nuôi… Kiên Giang đã quy hoạch vùng nuôi biển bao gồm thành phố Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải và các xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ (Kiên Lương), Tiên Hải (thành phố Hà Tiên), với các đối tượng như: cá bớp, cá mú, cá chim vây vàng, cá hồng mỹ, cá chẽm, tôm hùm xanh, tôm tít, ngọc trai…

Địa phương này còn phát triển mô hình nuôi tôm trong bể bạt ứng dụng công nghệ cao 

Với quy mô nuôi trồng lớn, hiện tỉnh có hơn 340 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản. Năm 2021, có hơn 16.740 triệu con giống thuỷ sản được sản xuất để cung cấp cho thị trường, tỉnh đã cấp chứng nhận mới đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản cho 60 cơ sở trên địa bàn.Công tác cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi thuỷ sản chủ lực cũng được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện

năm 2021 là năm đầu tiên tỉnh triển khai “Đề án phát triển nuôi biển bền vững đến năm 2030”, với mục tiêu thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển nhanh theo hướng công nghiệp, hiện đại; đảm bảo môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển và hải đảo’ góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân.

Với lợi thế, tiềm năng trong phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Kiên Giang phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, bảo đảm môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển, hải đảo phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 

Khánh Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline