Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Phát triển kinh tế dược liệu tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ ba, 20/08/2024 14:08

TMO - Tại tỉnh Quảng Nam, trồng cây dược liệu không chỉ là hướng đi giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số  xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống mà còn góp phần vào việc khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai và bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh. 

Triển khai Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí chỗ ở ổn định lâu dài cho đồng bào, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam chú trọng công tác giãn dân, lập vườn, tạo quỹ đất sản xuất, xây dựng kinh tế vườn rừng, phát triển chăn nuôi, trồng dược liệu dưới tán lá rừng nhằm tạo sinh kế bền vững cho bà con.

Tại huyện miền núi Tây Giang, những mô hình trồng cây dược liệu đang được triển khai mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Tính riêng ở xã Ch'Ơm đã có 100% hộ dân tham gia trồng đẳng sâm với tổng diện tích hơn 200ha, trong đó thôn Achoong chiếm gần một nửa. Mô hình trồng cây dược liệu của huyện Tây Giang đã giúp cho người dân có nguồn thu nhập và nâng cao đời sống, vậy nên nhiều hộ dân phấn khởi tham gia. 

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây Giang cho biết, các loại cây dược liệu như đẳng sâm, ba kích tím hoàn toàn thích nghi điều kiện thổ nhưỡng, tập quán, trình độ canh tác của đồng bào. Sau hơn 5 năm vận động và hỗ trợ vốn, kỹ thuật để bà con cải tạo vườn nhà, vườn rừng, huyện Tây Giang đã trồng được trên 1.000 ha cây dược liệu, chủ yếu là đẳng sâm và ba kích tím. Tuy chưa thống kê sản lượng nhưng đây được xem là cây trồng chủ lực trong việc tạo sinh kế bền vững cho đồng bào. 

Vườn quế tại xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My được người dân trồng và chăm sóc tốt. Ảnh: TV. 

Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên bản địa là cây quế Trà My, nhiều hộ gia đình ở huyện Bắc Trà My đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh việc trồng quế lấy vỏ, trong mấy năm gần đây, ông đầu tư trại ươm giống cây quế Trà My để bảo tồn nguồn gen và bán ra cho người dân trong xã và các vùng lân cận mang lại nguồn thu nhập khá.

UBND huyện Bắc Trà My cho biết: Với giá bán hiện nay, từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, mỗi năm, người dân địa phương thu về hàng chục tỷ đồng từ hơn 400 tấn vỏ quế. Cây quế được xem là một trong các loại cây giảm nghèo chủ lực của huyện, do đó địa phương đang tiếp tục hỗ trợ cây giống để người dân mở rộng diện tích. Huyện đang xây dựng một số mô hình phát triển cây quế theo chuỗi giá trị phù hợp tiểu vùng sinh thái và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để làm cơ sở thúc đẩy, nhân rộng, phát triển hướng sản xuất hàng hóa bền vững. Huyện cũng đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng của cây quế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm quế Trà My. 

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ và các đề án của tỉnh, huyện Bắc Trà My đã nỗ lực cụ thể hóa trong thực tế. Theo đó, quế Trà My được xác định là cây kinh tế chủ lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giảm nghèo bền vững. Đến năm 2025, Bắc Trà My phấn đấu trồng mới 3.000ha quế, đến năm 2030 duy trì và trồng mới 7.000ha quế, tập trung chủ yếu tại các xã Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka và Trà Bui là vùng quế gốc của Bắc Trà My. 

Tại huyện Nam Trà My, sâm Ngọc Linh là cây dược liệu chủ lực đang góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào địa phương. Ảnh: MC. 

Cùng với các địa phương khác, tại huyện Nam Trà My phát triển dược liệu là hướng đi mang tính bền vững, hiệu quả cao. Theo đánh giá bước đầu, các cây dược liệu trồng dưới tán rừng trên địa bàn huyện sinh trưởng và phát triển tốt mang lại thu nhập đáng kể cho người dân miền núi. Trên địa bàn toàn huyện tính đến nay có khoảng 2.000 hộ phát triển kinh tế từ việc trồng cây dược liệu, trung bình mỗi năm trồng được khoảng 60ha các loại. Nhiều nhất trong số đó là nhóm hộ trồng sâm Ngọc Linh với hơn 1.500 hộ, diện tích khoảng 1.650ha.

Cùng với việc tăng diện tích về trồng sâm, huyện cũng đang kiểm soát tốt đối với nguồn gốc, chất lượng sâm giống trước khi hỗ trợ cho người dân đưa vào trồng, đồng thời thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát triển và sản xuất cây giống sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh trong những năm qua trở thành sinh kế của người dân, nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ sâm.

Đơn cử như Trà Linh, Trà Nam, mỗi năm có khoảng hơn 700 hộ thu nhập ổn định từ cây sâm, thu nhập từ hàng trăm triệu đến hơn 1 tỷ đồng mỗi hộ. Hơn nữa, trong thời gian qua, hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã trồng và chế biến sâm Ngọc Linh được thành lập, tạo thành những chuỗi liên kết giảm nghèo hiệu quả. Để kích cầu cho người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng và chế biến sâm, huyện Nam Trà My đã tổ chức gần 80 phiên chợ sâm và dược liệu đều đặn hằng tháng. Việc tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh ngoài giúp người dân phát triển kinh tế, còn là cơ hội để địa phương mở hướng phát triển du lịch, tạo tiền đề cho sự phát triển của các huyện miền núi nói riêng, Quảng Nam nói chung... 

Tỉnh Quảng Nam có nhiều khu vực thuộc miền núi, tại các khu vực này đã hình thành nên các vùng dược liệu nổi tiếng. Nổi bật như ở huyện Nam Trà My, với cây sâm Ngọc Linh, quế Trà My, hay tại huyện Tây Giang với các loại dược liệu như sâm ba kích, đẳng sâm... Ngoài cây sâm Ngọc Linh, Quảng Nam có hơn 832 loài, 593 chi, 190 họ thực vật có khả năng làm nguyên dược liệu. Đáng kể là ba kích, đẳng sâm, sa nhân, đương quy, giảo cổ lam… phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn. 

Với hơn 300 loài cây dược liệu khác nhau ở các vùng rừng núi trên địa bàn, Quảng Nam đã và đang có nhiều giải pháp bảo tồn và hướng đến phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người dân. Trong đó, du lịch vùng dược liệu đang được chính quyền địa phương quan tâm và thúc đẩy phát triển.

Thời gian tới, địa phương này tiếp tục sử dụng lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn đầu tư khác để phát triển cơ sở hạ tầng. Tranh thủ tối đa nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là nguồn lực của Trung ương về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; tập trung quy hoạch, sắp xếp dân cư dọc tuyến biên giới, gắn với phát triển kinh tế vườn rừng, mở rộng diện tích cây dược liệu, tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào.  

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline