Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 09:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ bảy, 04/03/2023 06:03

TMO - Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Vườn quốc gia Cúc Phương đã tạo ra những dòng sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp hoạt động trải nghiệm có khả năng cạnh tranh, đa dạng, cải thiện thu nhập cho cộng đồng, góp phần cho công tác bảo tồn hệ sinh thái và bảo vệ môi trường.

Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa bàn của 14 xã, 4 huyện thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa với diện tích 22.408ha. Địa hình Cúc Phương chủ yếu là núi đá vôi có độ chênh cao trung bình so với mặt biển từ 400 - 450m. Mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới, Cúc Phương có hệ giá trị đa dạng sinh học vô cùng quý giá, là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao của Việt Nam với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ của Việt Nam.

Tính đến nay, Vườn quốc gia Cúc Phương đã ghi nhận: 2427 loài, thuộc 931 chi, 231 họ thực vật. Trong đó, 430 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài cây có thể sử dụng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin... 57 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách đỏ IUCN năm 2020, và 15 loài thực vật đặc hữu như: Chè hoa vàng Cúc Phương; Thu hải đường Cúc Phương; Lan Việt; Trâm Cúc Phương; Dị hùng Cúc Phương.

Vườn quốc gia Cúc Phương đã tổ chức được "hệ sinh thái" du lịch với nhiều sản phẩm giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường. 

Bên cạnh sự đa dạng của thảm thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và độc đáo, kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 669 loài có xương sống thuộc 120 họ, 35 bộ. Trong đó có 73 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục IUCN 2020, 03 loài đặc hữu là Sóc bụng đỏ đuôi hoe, cá Niết Cúc Phương và Thằn lằn tai Cúc Phương. Về động vật không xương sống, có 1.899 loài thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Với hệ giá trị đặc biệt, từ địa chất địa mạo, cổ sinh học, lâm sinh, cảnh quan và văn hóa bản địa, Cúc Phương được so sánh ngang hàng với những khu rừng nhiệt đới hàng đầu thế giới.  

Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái gắn với trải nghiệm tại các Khu bảo tồn thiên nhiên đang là xu thế của nhiều du khách. Vườn Quốc gia Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, được quốc tế bình chọn là điểm đến hàng đầu châu Á 4 năm liên tiếp (2019, 2020, 2021, 2022). 

Thời gian qua, Vườn quốc gia Cúc Phương đã tổ chức được "hệ sinh thái" du lịch với nhiều sản phẩm giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường, thiên nhiên. Rừng như một “bảo tàng sống”, trở thành ngôi trường lớn, thu hút nhiều thế hệ học sinh, sinh viên tham quan, học tập. Các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường, thiên nhiên được Vườn đặc biệt chú trọng; thăm Động Người Xưa, các cây cổ thụ, xem chim, xem thú đêm, chinh phục đỉnh cao Mây Bạc - “nóc nhà Cúc Phương", hành trình xuyên rừng ngủ bản… là những tour/tuyến để lại dấu ấn khó phai trong lòng du khách suốt nhiều chục năm qua.

Với chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch theo hướng nâng cao nhận thức về thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; phục vụ nghiên cứu khoa học, tập trung cứu hộ, bảo tồn, Vườn quốc gia Cúc Phương đã nổ lực thực hiện các chương trình: Trồng cây thêm xanh cho cánh rừng già; Hành trình hồi sinh; tổ chức trại hè lớn lên cùng đại ngàn... Đặc biệt, tour du lịch trải nghiệm "về nhà" được các chuyên gia đánh giá là Top 10 du lịch độc đáo tại Việt Nam. Bên cạnh đó, du lịch có sự tham gia của cộng đồng được Vườn quốc gia Cúc Phương triển khai đồng bộ, bài bản, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương, tạo việc làm, mang lại lợi ích cho cộng đồng vùng đệm.

VQG Cúc Phương đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch sinh thái gắn với bảo tồn, cứu hộ các loài động vật hoang dã. 

Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái gắn với bảo tồn, cứu hộ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Vườn có sẵn nhiều tài nguyên du lịch; có tiền đề tốt về công tác quản lý, bảo vệ rừng, cứu hộ, bảo tồn động thực vật với nhiều sản phẩm, hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng đáp ứng tiêu chuẩn.  

Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình nhận định: Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn cần có kế hoạch, chính sách bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên. Việc xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mang tính trải nghiệm cho du khách là rất cần thiết nhưng cần lưu ý không làm tổn hại đến thiên nhiên, hướng tới bảo vệ môi trường đó mới là cách làm du lịch sinh thái đúng, bền vững. 

Nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển loại hình du lịch trải nghiệm cần nâng cao nhận thức cho học sinh vùng đệm gắn liền với công tác bảo tồn động vật hoang dã. Đơn giản như việc thông qua học sinh có thể chuyển tải thông điệp "không ăn, không săn, không sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã có nguồn gốc trực tiếp từ tự nhiên." Mặt khác, Vườn cần điều chỉnh và thống nhất chương trình, bảng giá dịch vụ, quy định thực hiện; xây dựng đội ngũ hướng dẫn đảm bảo để thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm; thúc đẩy sự tham gia học sinh từ các khu vực thành phố, khu vực khác...

 

 

Lê Minh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline