Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 15:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với đặc trưng của Công viên địa chất

Thứ năm, 27/01/2022 21:01

TMO - Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông được xem là một hướng đi đúng đắn, không chỉ góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch địa phương mà còn đáp ứng được 15/16 lĩnh vực ưu tiên của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu.

Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức công nhận vào tháng 7-2020. Danh hiệu này không chỉ tạo lợi thế quảng bá hình ảnh của địa phương nói riêng, của Việt Nam nói chung ra thế giới, giúp lưu giữ những giá trị địa chất, đa dạng sinh học và nền văn hóa đa dạng, mà còn tạo đòn bẩy lớn cho ngành du lịch  tỉnh Đắk Nông phát triển.

Công viên địa chất toàn cầu Đăk Nông có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng

Việc triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với đặc trưng của Công viên địa chất giúp tỉnh Đăk Nông hoàn thành mục tiêu kép, vừa phát triển du lịch vừa làm tốt vai trò của một thành viên trong Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, để gìn giữ danh hiệu cao quý này trong những lần tái thẩm định tiếp theo.

Việc kết hợp này sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh về du lịch của địa phương. Các sản phẩm của loại hình du lịch cộng đồng có thể gần giở nhiều địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, nhưng chỉ khi đến với Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, du khách mới có cơ hội được chiêm ngưỡng những dấu tích độc đáo của kiến tạo tự nhiên như hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, điểm gỗ hóa thạch, hóa thạch Cúc đá, điểm tiếp xúc giữa cát kết và dung nham, mỏ nguyên liệu nhôm, mỏ quặng saphia, cánh đồng dung nham… Đồng thời trải nghiệm những nét văn hóa bản địa được bồi đắp nên từ những dòng dung nham núi lửa có niên đại hàng trăm triệu năm.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với Công viên địa chất toàn cầu góp phần quảng bá du lịch cùng tài nguyên di sản quý giá 

Phương pháp tiếp cận và phát triển Công viên địa chất là dựa vào sức mạnh cộng đồng khá tương đồng với các đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng. Vậy nên, khi gắn kết hai mô hình này lại với nhau sẽ tạo ra những tác động tương hỗ, giúp người dân nâng cao nhận thức về các giá trị di sản của công viên địa chất. Cũng từ đó, khơi gợi được niềm tự hào, thúc đẩy động cơ lưu giữ, thực hành và bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương nhằm tạo ra những giá trị kinh tế từ hoạt động du lịch.

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào phát triển các loại hình dịch vụ gắn với du lịch, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong vùng công viên địa chất. Tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế trên cơ sở bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa, đa dạng sinh học. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch gắn với công viên địa chất. Đồng thời, xúc tiến, quảng bá và xây dựng các chương trình hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài khu vực.

Để du lịch cộng đồng gắn với các giá trị đặc trưng của Công viên địa chất Đắk Nông phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả thì trong thời gian tới, các huyện, thành phố trong vùng công viên địa chất cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước hoàn thiện hạ tầng thiết yếu phục vụ du lịch.

Đồng hành và hướng dẫn người dân tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, nhằm tạo ra sinh kế từ hoạt động du lịch, đặc biệt là đối với cộng đồng các dân tộc sinh sống trong khu vực các điểm đến đã được quy hoạch trên 3 tuyến của công viên địa chất.

Nhận định về những xu hướng du lịch sau đại dịch Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng nhu cầu và hành vi của du khách sẽ có sự thay đổi lớn như tránh xa những nơi đông đúc, tìm về nơi ít người, tìm đến các khu vực thiên nhiên với sự yên tĩnh, không khí trong lành để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe, chữa bệnh.

Đồng thời, cũng mong muốn trải nghiệm văn hóa một cách sâu sắc hơn. Chính vì thế, du lịch dựa vào cộng đồng sẽ có bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới, vì loại hình du lịch này hướng đến sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, tạo ra sự gắn kết giữa người dân và du khách.

 

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline