Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 18:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Phát triển đột phá các ngành kinh tế biển

Thứ hai, 13/02/2023 22:02

TMO - Quảng Ninh được đánh giá là địa phương có lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển. Thời gian qua, địa phương này đang tích cực triển khai chương trình hành động về phát triển kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng vùng biển và ven biển, đồng thời phát triển đột phá các ngành kinh tế biển.

Trong suốt nhiều năm qua, Quảng Ninh là một trung tâm kinh tế biển mạnh, nòng cốt là các hoạt động cảng, du lịch và công nghiệp biển, phát triển các khu thương mại gắn với vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ. Tỉnh Quảng Ninh sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế biển, trong đó Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có biên giới cả trên biển và trên đất liền với Trung Quốc: đường biên giới trên bộ dài 119 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km, đường bờ biển dài 250 km. Vị trí địa lý tạo điều kiện cho Quảng Ninh phát triển kinh tế biển-ven biển và giao thương quốc tế, nhất là với Trung Quốc.

Quảng Ninh có đường bờ biển dài 250 km (chưa kể các đảo); ngư trường rộng 6,1 nghìn km2; trên 2000 hòn đảo, chiếm hơn 2/3 tổng số đảo cả nước trải dài thành nhiều lớp dọc theo đường bờ biển. Ven biển và các đảo có nhiều bãi biển tự nhiên rất đẹp như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu… Do vậy, Quảng Ninh sở hữu đa dạng các nguồn tài nguyên biển đảo độc đáo thuận lợi cho phát triển du lịch biển, thủy sản, công nghiệp, cảng biển, an ninh quốc phòng và nhiều lĩnh vực kinh tế biển khác.

Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh. 

Với những lợi thế trên, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030 kinh tế biển của tỉnh phát triển vượt bậc gắn với dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng biển, các đô thị xanh, thông minh, bền vững, đưa Quảng Ninh trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu về kinh tế biển của cả nước, là cửa ngõ, đầu mối của cả nước về giao lưu, hợp tác quốc tế về biển. Tới năm 2050, Quảng Ninh sẽ trở thành địa điểm đáng sống toàn cầu, có năng lực cạnh tranh quốc tế và chất lượng cuộc sống nổi trội dựa trên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, hệ sinh thái, bảo đảm quốc phòng - an ninh, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Quảng Ninh hướng tới mục tiêu trở thành một trung tâm kinh tế biển của cả nước, là Trung tâm cảng biển trung chuyển liên vận quốc tế nhất là giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vận tải biển viễn dương và các dịch vụ hàng hải, dịch vụ logistics xuất nhập khẩu, trung chuyển hàng hóa liên vùng, quốc tế đa phương thức (đường biển, đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường ống) thông qua đầu tư phát triển hệ thống cảng biển nước sâu gắn với phát triển kinh tế chuỗi đô thị biển-ven biển liền kề.

Trong đó, đối với du lịch và dịch vụ biển, đảo, địa phương này đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng Quảng Ninh thành một điểm đến đặc trưng cho Việt Nam gắn với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, hoang sơ, văn hóa lịch sử phong phú, trải nghiệm bên bờ biển sôi động và hiện đại, các điểm giải trí và casino đẳng cấp thế giới. Tập trung phát triển nhanh theo hướng bền vững du lịch sinh thái, hình thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế. Nghiên cứu, thu hút đầu tư phát triển các đô thị đảo du lịch tại hệ thống các đảo miền đông như Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Cái Chiên và Vĩnh Thực.

Tỉnh Quảng Ninh tập trung phát triển, hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát du lịch biển đảo. Ảnh: HQ. 

Đối với lĩnh vực kinh tế hàng hải: Đầu tư xây dựng, phát triển, hoàn thiện hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển, trọng tâm là khu vực Yên Hưng, Con Ong - Hòn Nét, Hải Hà, Vạn Ninh, Mũi Chùa, KCN cảng biển Hải Hà... Phát triển kinh tế hàng hải tập trung vào 2 hướng chính: hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển (dịch vụ cảng hành khách quốc tế chất lượng cao và dịch vụ cảng hàng hóa).

Bên cạnh đó trong ngành công nghiệp, xây dựng biển và ven biển: Quảng Ninh ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao (thông tin và truyền thông, điện tử - viễn thông, sản phẩm số, ô tô, dược phẩm, năng lượng tái tạo, thời trang), phát triển các khu kinh tế, KCN và CCN ven biển. Đầu tư mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các đô thị ven biển và đô thị đảo hiện đại, năng động gắn với các lĩnh vực kinh tế biển. Quy hoạch không gian lấn biển cho phát triển đô thị, công nghiệp phù hợp với cấu trúc đô thị hiện có, hạn chế làm phá vỡ cấu trúc cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái các hệ sinh thái biển và ven biển.

Kết hợp nuôi trồng hải sản hướng ra biển mở (3-6 hải lý và ngoài 6 hải lý) với khai thác thủy, hải sản bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng cường cơ sở hạ tầng chế biến, thương mại và hậu cần thủy sản. Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên biển với phát triển du lịch biển, phát triển nghề cá giải trí và Aquarium (Thủy cung) lựa chọn ở những khu biển thích hợp.

Đối với nhóm ngành năng lượng và các ngành kinh tế biển mới: Địa phương này đẩy mạnh điều tra, nghiên cứu, thu hút đầu tư khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác trên các vùng biển và hải đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như công nghệ sinh học biển, dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển. 

Thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu, nỗ lực đạt mục tiêu cửa ngõ trung chuyển hướng biển của khu vực. 

Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh. Theo đó, xây dựng phát triển Quảng Ninh trở thành một trung tâm kinh tế biển bền vững của cả nước trên cơ sở phát triển du lịch - dịch vụ kết nối khu vực và quốc tế; đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu, các âu tàu du lịch đẳng cấp quốc tế gắn với phát triển kinh tế chuỗi khu kinh tế, khu đô thị biển - ven biển cận kề và là một trong những trung tâm logistics trọng điểm của cả nước. Đồng thời xây dựng Quảng Ninh thành một trong những cửa ngõ trung chuyển hướng biển của khu vực; tăng khả năng liên kết không gian kinh tế ven bờ, biển và đảo, tạo động lực phát triển cho vùng Đông Bắc và cả nước.

Phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển và trên biển (nuôi biển) công nghệ cao, hiệu quả và bền vững; khuyến khích nuôi các đối tượng làm dược liệu biển và thực phẩm dinh dưỡng từ sản phẩm biển; ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong chế biến sâu, bảo quản sau thu hoạch,... để tạo giá trị gia tăng của sản phẩm biển, góp phần tiết kiệm tài nguyên biển. Quy hoạch không gian ven biển, ven bờ (ven đảo lớn) cho phát triển du lịch bền vững kết hợp phát triển các lĩnh vực kinh tế - dịch vụ dựa vào bảo tồn biển là thế mạnh vượt trội ở Quảng Ninh.

Ưu tiên xây dựng đồng bộ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đa mục tiêu, nhằm bảo đảm “lợi ích kép” trong phát triển. Chuyển dần sang phát triển mạnh năng lượng tái tạo. Coi trọng hợp tác quốc tế và khu vực trong phát triển kinh tế biển bền vững và đào tạo nguồn nhân lực biển hiệu quả. Tổ chức lại không gian phát triển kinh tế biển trên cơ sở phân vùng không gian dựa vào hệ sinh thái và theo chức năng sử dụng biển, đảo và vùng ven biển; phân bổ không gian biển, vùng ven biển và đảo cho các ngành/lĩnh vực theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích và giảm xung đột không gian trong khai thác, sử dụng cùng một vùng ven biển, đảo và biển, giữa các tập thể và cá nhân.

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo; đồng thời giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển đặc trưng Quảng Ninh để phát triển du lịch bền vững. Phát triển và quản lý bền vững kinh tế biển của tỉnh theo phương thức quản trị biển dựa vào không gian, liên ngành với sự tham gia thực chất của các cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. 

 

 

Thu Trang 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline