Hotline: 0941068156

Thứ năm, 23/01/2025 00:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ năm, 23/01/2025

Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chăn nuôi

Thứ ba, 15/10/2024 08:10

TMO – Nông nghiệp được xem là ngành có lượng phát thải khí nhà kính lớn (sau ngành năng lượng, sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải), trong khi đó, các hoạt động chăn nuôi có lượng phát thải khí nhà kính lớn đối với ngành này.

Phát thải khí nhà kính (KNK) từ chăn nuôi bao gồm 2 nguồn chính là khí metan từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật. Tuy chưa có kết quả điều tra mới nhất nhưng theo theo kết quả điều tra năm 2016, lượng KNK phát thải từ dạ cỏ của động vật nhai lại chiếm tỷ trọng cao nhất là 444 ngàn tấn khí CH4 (tương đương 12,42 triệu tấn CO2), tiếp đến là phát thải từ phân động vật bao gồm 11,2 ngàn tấn khí N2O (tương đương 2,97 triệu tấn CO2) và 112 ngàn tấn khí CH4 (tương đương 3,13 triệu tấn CO2).

Theo các chuyên gia, trong số các động vật có phát thải khí metan từ dạ cỏ thì bò sữa gây phát thải nhiều nhất, khoảng 68 kg khí CH4/con/năm. Tiếp đến là bò thịt và trâu, từ 47 - 55 kg CH4/con/năm, ngựa có hệ số phát thải thấp, chỉ 18 kg CH4/con/năm. Các động vật ăn cỏ còn lại như dê, cừu có hệ số phát thải không đáng kể, khoảng 5 kg CH4/ năm. Tuy nhiên, do số lượng chăn nuôi bò thịt và trâu khá lớn nên lượng phát thải khí metan hàng năm từ bò thịt lên tới 245 ngàn tấn, tiếp theo là trâu với 138 ngàn tấn và bò sữa là 19 ngàn tấn/năm.

(Ảnh minh họa)

Phát thải khí metan từ phân động vật gây ra trong điều kiện yếm khí trong các hầm khí sinh học (biogas) hoặc ở những nơi chứa phân động vật số lượng lớn nhưng điều kiện thông khí kém. Do vậy, phát thải khí metan lớn nhất thường xảy ra đối với các động vật chăn nuôi tập trung và sử dụng nhiều nước để làm vệ sinh chuồng trại như chăn nuôi lợn thịt và bò sữa dẫn đến phân động vật hòa lẫn vào nước dưới dạng lỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn kị khí hoạt động. Đối với động vật chăn nuôi quảng canh thì phát thải khí mê tan từ phân động vật là không đáng kể do phân động vật thải ra thường được phân hủy trong điều kiện hiếu khí.

Phát thải khí N2O từ phân động vật xảy ra trong điều kiện phức tạp hơn, bắt đầu từ quá trình phân hủy các hợp chất chứa Nitơ trong phân động vật thành NO2 và NO3 xảy ra trong điều kiện hiếu khí do vi khuẩn. Sau đó, vi khuẩn sẽ tiếp tục khử NO2 và NO3 thành N2O và N2 trong điều kiện yếm khí. Trong môi trường có tính acid cao và độ ẩm thấp thì tỷ lệ N2O sinh ra lớn hơn nhiều và ngược lại, điều kiện đô ẩm cao và môi trường trung tính và kiềm sẽ làm giảm lượng khí N2O sinh ra.

Lượng phát thải khí N2O sinh ra nhiều nhất là trong quá trình đưa phân chuồng đã ủ ra bón trên đất có tính acid cao và độ ẩm thấp. Thống kê năm 2016 cho thấy, khoảng 7,54 ngàn tấn N2O (tương đương với gần 2 triệu tấn CO2) đã phát thải ra môi trường khi bón phân chuồng cho đất. Bên cạnh đó, quá trình ủ hiếu khí chất thải chăn nuôi cũng tạo ra khoảng 3,56 ngàn tấn N2O (tương đương với 0,94 triệu tấn CO2). Đây là 2 nguồn phát thải khí KHK nhiều nhất trong quá trình xử lý phân động vật.

Theo các chuyên gia, để giảm phát thải KNK trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều biện pháp đã được nghiên cứu và áp dụng nhằm cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trâu bò, giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, qua đó giảm phát thải khí metan. Sử dụng thức ăn ủ chua, bổ sung vi sinh, cung cấp các nguyên tố vi lượng giúp tăng hiệu quả tiêu hóa và cung cấp bánh dinh dưỡng cho trâu bò là các biện pháp nhằm giúp tăng năng suất chăn nuôi và giảm lượng phát thải khí metan trong chăn nuôi.

Đối với việc xử lý khí metan sinh ra từ chất thải chăn nuôi, nhiều biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi đã được ứng dụng như sử dụng triệt để khí metan sinh ra từ các công trình bioga cho mục đích phát điện, đun nấu. Tuy nhiên, đối với việc giảm lượng khí N2O sinh ra từ quá trình xử lý và sử dụng phân động vật để bón cho cây trồng hiện nay vẫn chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu.

Các chuyên gia cho rằng, cần có chương trình cung cấp bánh dinh dưỡng hoặc các chế phẩm dinh dưỡng khác nhằm giảm lượng khí metan sinh ra từ dạ cỏ của trâu bò. Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ các nghiên cứu về các chế phẩm vừa giúp làm giảm phát sinh khí metan từ dạ cỏ trâu bò đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho trâu bò.

Các chuyên gia cho biết, hiện có nhiều giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi nhằm giảm phát thải KNK. Cụ thể, đầu tư công trình khí sinh học nhằm xử lý chất thải chăn nuôi đồng thời sử dụng triệt để khí metan phục vụ cho đun nấu, phát điện. Ngoài ra, còn nhiều giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi nhằm ngăn chặn phát thải khí metan và N2O từ chất thải chăn nuôi. Đơn cử như: sử dụng máy tách ép phân, ủ phân chuồng làm phân bón hữu cơ, sử dụng nước thải chăn nuôi tưới cho cây trồng, chăn nuôi lợn tiết kiệm nước…/.

 

LÝ LAN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline