Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Phân vùng môi trường để ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm

Thứ hai, 20/11/2023 13:11

TMO - Trước sự gia tăng của các nguồn thải, tỉnh Tây Ninh triển khai các phương án phân vùng môi trường với những giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát nguy cơ ô nhiễm môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Theo đánh giá của ngành chức năng, chất lượng các loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn khá tốt, tất cả các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03- MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất và QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. Chỉ có một số vị trí đất nông nghiệp có dấu hiệu suy thoái với hàm lượng kim loại nặng như Asen, Cu, Pb cao do lạm dụng phân bón vơ cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, ngành nông nghiệp cần hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hợp lý, phát triển nông nghiệp xanh để bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng và an toàn của nông sản.

Đối với môi trường nước mặt, chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh chịu tác động từ nhiều nguồn thải khác nhau như: từ các khu dân cư, các KCN, nhà máy, các hoạt động giao thông đường thủy, hoạt động xây dựng, hoạt động nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế,…Theo đánh giá, chất lượng g nước mặt lưu vực sông Vàm Cỏ Đông có dấu hiệu suy giảm do ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh. Nước mặt tại lưu vực sông Sài Gòn có chất lượng tốt hơn nước mặt tại lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, chỉ số WQI dao động từ 60-70, ổn định trong 5 năm gần đây. Riêng Hồ chứa nước Dầu Tiếng, chất lượng nước mặt rất tốt, chỉ số WQI trung bình tăng từ gần 60 lên gần 90 trong năm 2020, có thể sử dụng cho nước sinh hoạt.

Do đó cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Mặc dù có vị trí có dấu hiệu ô nhiễm Amoni và vi sinh (Coliform), nhưng nhìn chung nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh có chất lượng khá tốt với các thông số quan trắc đều ở ngưỡng thấp và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT, sử dụng tốt cho mục đích ăn uống sinh hoạt.

Trên địa bàn tỉnh, môi trường không khí còn khá tốt so với một số các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM. Các thông số quan trắc qua các năm đều đạt quy chuẩn cho phép, tuy vẫn còn tình trạng ô nhiễm cục bộ với thông số tiếng ồn tại một số vị trí có mật độ phương tiện giao thông với lưu lượng lớn như trục giao thông lớn, trung tâm thành phố, thị trấn.

Theo Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện theo tiêu chí về yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật. Theo đó, tỉnh Tây Ninh triển khai  nhiệm vụ phân vùng môi trường theo quy định, nhằm ngăn ngừa kiểm soát nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm Khu dân cư tập trung ở đô thị (khu vực nội thành, nội thị) của các đô thị loại II, loại III trên địa bàn tỉnh, bao gồm: các phường thuộc TP. Tây Ninh (đô thị loại II), các phường thuộc TX Hòa Thành và TX Trảng Bàng (Đô thị loại III); Nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: vùng nước mặt cần bảo vệ Hồ Dầu Tiếng Các khu bảo tồn thiên nhiên: VQG Lò Gò Xa Mát (huyện Tân Biên), Khu DLQG Núi Bà Đen, bao gồm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Bà Đen (TP Tây Ninh); Khu bảo tồn vùng nước nội địa Sông Sài Gòn – Hồ chứa nước Dầu Tiếng (dự kiến), diện tích 3.200 ha theo Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, QĐ Số 1479/QĐ-TTg năm 2008, và Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, QĐ Số 45/QĐ-TTg năm 2014); Các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đã được công nhận (tính đến năm 2022).

Các vùng môi trường được phân chia nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp trong kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm. 

Tại vùng bảo vệ nghiêm ngặt, UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu trong vùng này không được thực hiện các dự án đầu tư có hạng mục sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy mô lớn; hạn chế các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Nguồn thải, chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc xử lý đạt mức tương đương với quy chuẩn chất lượng môi trường xung quanh. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường phải thực hiện chuyển đổi loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đổi mới công nghệ, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác bảo đảm đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

Tăng cường bảo tồn nguyên vị đa dạng sinh học trong hệ thống rừng đặc dụng; Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học như tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học; hoàn thiện cơ chế xử lý nghiêm các vụ vi phạm, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo tồn và giám sát đa dạng sinh học cho các khu bảo tồn; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học; Chỉ chấp thuận dự án đầu tư sinh thái, vì mục đích bảo tồn và sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Ưu tiên cho các dự án phát triển du lịch sinh thái (VQG Lò Gò Xa Mát, Khu Di tích Lịch sử Văn hóa - Danh thắng và Du lịch Núi Bà Đen).

Các vùng hạn chế phát thải bao gồm: Các vùng đệm của các khu bảo tồn: Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, Khu DLQG núi Bà Đen; Vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn tỉnh86: Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh diện tích đất ngập nước tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao không còn nhiều chủ yếu tập trung vào nơi có địa hình trũng thấp cục bộ phân tán ở VQG Lò Gò - Xa Mát, RPH Dầu Tiếng, đều đã được đưa vào vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị được quy hoạch loại IV và V: các thị trấn của 6 huyện Gò Dầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Bến Cầu, Tân Châu và Tân Biên , và 8 khu đô thị loại V quy hoạch mới; Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường khác cần được bảo vệ: Rừng phòng hộ Dầu Tiếng, khu vực có diện tích rừng tự nhiên lớn, tính ĐDSH cao và là rừng phòng hộ đầu nguồn Hồ chứa nước Dầu Tiếng; Khu vui chơi giải trí dưới nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với vùng hạn chế phát thải, trong vùng sẽ hạn chế thực hiện các dự án đầu tư có hạng mục sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Kiểm soát chặt chẽ nguồn thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thông qua áp dụng quy chuẩn kỹ thuật ở mức chặt chẽ nhất, cấp phép môi trường tương ứng với mức có khả năng chịu tải cao nhất, giám sát bằng thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục kết nối online với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của tỉnh, áp dụng chế độ kiểm tra, thanh tra thường xuyên. Tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề môi trường như: đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải, tập trung vào các khu đô thị, trước mắt là khắc phục mức độ ô nhiễm nguồn nước trên các sông, hồ, kênh chính trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các thành phố, thị trấn trung tâm; Phát triển đô thị, cụm dân cư hài hoà với cảnh quan môi trường, có cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước, xử lý nước thải; tỉ lệ cây xanh/diện tích tự nhiên cao, lâm nghiệp đô thị Kiểm soát xả thải chất ô nhiễm tại các vùng đất ngập nước quan trọng.

Tại lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn phải được hạn chế xả nước thải lưu lượng lớn, các nguồn thải phải được xử lý đạt các quy chuẩn hiện hành; Đối với các vùng nước cấp sinh hoạt cho các huyện, thành phố phải được giữ nguyên diện tích mặt nước, chất lượng nước, không để nguồn thải tập trung xả thải vào vùng cấp nước, nguồn thải phải được xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường. Kiểm soát, nghiêm cấm các hoạt động xả thải các chất thải không qua xử lý vào môi trường tại các khu dân cư tập trung, đặc biệt là khu vực các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, tập trung ở thành phố Tây Ninh, TX Trảng Bàng, TX Hoà Thành.

Đảm bảo chất lượng môi trường nguồn nước mặt là một trong những nhiệm vụ quan trọng được địa phương đẩy mạnh triển khai. 

Vùng bảo vệ khác: Bao gồm các khu vực còn lại, trong đó đáng chú ý là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề có khả năng gây ô nhiễm cao. Tại vùng này, tập trung kinh tế xã hội đa ngành, đa thành phần, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động sản xuất tại các KCN, CCN, làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp,... xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, chất thải rắn đáp ứng nhu cầu xử lý lượng chất thải, nước thải phát sinh; cải thiện môi trường tại các khu vực có các hoạt động ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường đất, nước, không khí xung quanh bao gồm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, làng nghề,... Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, về tăng trưởng xanh; Nâng cao khả năng kiểm soát ô nhiễm của các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp và các hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản. Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các hoạt động sản xuất.

Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu chủ động phòng ngừa, kiểm soát được các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, các sự cố môi trường; nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân huỷ và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.

Giai đoạn tới, tỉnh tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hoá đến giai đoạn sản xuất, phân phối; nâng cao năng lực ứng phó và hình thành ý thức thường trực ứng phó với biến đổi khí hậu của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư; nâng cao năng lực và khả năng lồng ghép phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, tích hợp các yếu tố về biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Tây Ninh tiếp tục chủ động phòng ngừa, kiểm soát các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và các sự cố môi trường; nâng cao năng lực quản lý, ưu tiên biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường; kịp thời giải quyết và không để phát sinh các vấn đề bức xúc, điểm nóng về môi trường, bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững.

Đến năm 2030, tỉnh Tây Ninh cũng sẽ đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, góp phần bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị và phát triển nông thôn theo hướng hiện đại hoá; tăng cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái; ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học; khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng hiện có, từng bước nâng cao chất lượng rừng. Đến năm 2050, Tây Ninh có môi trường đạt chất lượng tốt, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân; đa dạng sinh học được gìn giữ, bảo tồn, bảo đảm cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp được hình thành và phát triển, hướng tới mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050.

 

 

Hồng Thắm 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline