Hotline: 0941068156

Thứ hai, 31/03/2025 11:03

Tin nóng

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Thứ hai, 31/03/2025

Phá Tam Giang - Cầu Hai: Đầm phá nước lợ lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Thứ hai, 21/03/2022 20:03

TMO - Với 22.000 ha mặt nước, phá Tam Giang – Cầu Hai trở thành khu vực đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Bên cạnh đó, khu vực này thể hiện tính đa dạng trong môi trường sinh thái của tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài 68 km trên địa bàn 4 huyện (Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền) và thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là vùng đầm phá ven biển lớn nhất Đông Nam Á với hệ sinh thái thảm cỏ biển tại khu vực Cồn Tè (Hương Trà); Thảm thủy sinh nước ngọt tại cửa sông Ô Lâu (Phong Điền) và hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực Rú Chá (Hương Trà).

Phá Tam Giang - Cầu Hai nhìn từ trên cao xuống 

Tam Giang - Cầu Hai được mệnh danh là một trong những vùng đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á, chiếm tới 48,2% diện tích mặt nước đầm phá ven bờ biển Việt Nam. Đây chính là vùng điều hòa khí hậu giữa 2 vùng cát, điều tiết lũ lụt và hạn chế nguy cơ ngập úng cho vùng đồng bằng.

Không những thế, phá Tam Giang - Cầu Hai còn có chức năng duy trì nước ngầm vùng đồng bằng ven bờ và vùng đất cát ven biển, duy trì nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân. Là nơi tự phục hồi chất lượng nước trước khi đổ ra biển (tích tụ lắng đọng chất thải) để bảo vệ cho môi trường biển được trong sạch.

Theo các nhà nghiên cứu, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một trong những đại diện hiếm hoi của hệ sinh thái ven biển nhiệt đới với môi trường phức tạp và đa dạng; chứa trong mình vùng đồng bằng châu thổ, vùng nước nông mở, vùng nước với đệm cỏ, các cửa sông và những nhánh sông bao quanh bởi những đụn cát chắn.

Chính vì thế, Tam Giang - Cầu Hai có tính đa dạng sinh học rất cao, xứng đáng là một bảo tàng nước, bảo tàng sinh học. Kết quả điều tra gần đây đã thống kê được tổng số loài tại khu vực này là 1.296 loài; trong đó có 41 loài quý hiếm, gồm 295 loài thực vật phù du, 50 loài thực vật bậc cao, 73 loài rong và thực vật thủy sinh (bao gồm 7 loài cỏ biển), 119 loài động vật phù du, 215 loài động vật đáy, 361 loài cá và 137 loài chim.

Rừng ngập mặn Rú Chá là một trong những hệ sinh thái tiêu biểu tại khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 

Khu rừng ngập mặn Rú Chá nằm ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà được xem là khu sinh quyển quan trọng của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Khu vực này chủ yếu là cây Chá cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Để bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy hải sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nhiều năm qua chính quyền Thừa Thiên Huế đã triển khai trồng rừng ngập mặn để làm nơi trú ẩn, sinh sản tôm cá. Những cánh rừng cây bần chùa, dừa nước đã tạo nên một màu xanh giữa vùng nước lợ mênh mông. Chính quyền địa phương đang hướng đến phát triển các tour du lịch đầm phá, du lịch sinh thái tại đây.

Nhằm bảo tồn, phục hồi được sinh cảnh, các hệ sinh thái đặc thù, quan trọng, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tháng 6/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức lễ công bố  thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai.

Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang- Cầu Hai được thành lập nhằm bảo vệ hệ sinh thái tại đầm phá nước lợ này 

Theo đó, tổng diện tích Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai là 2.071,5 ha, bao gồm phân vùng Ô Lâu (1.270,2 ha), phân vùng Cồn Tè - Rú Chá (187,1 ha) và 23 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản (614,2 ha). Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 799,1 ha; phân khu phục hồi sinh thái: 1.242,9 ha; phân khu dịch vụ - hành chính: 29,5.

Mô hình nuôi xen ghép tôm sú-cua-cá tại rừng ngập mặn Rú Chá góp phần tạo sinh kế và bảo vệ rừng ngập mặn 

Việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ giảm thiểu các tác động làm suy giảm chất lượng môi trường sống, ảnh hưởng đến cấu trúc của hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản; tăng cường khả năng chống chịu của các hệ sinh thái trong khu bảo tồn, thích ứng với những biến động tự nhiên của đầm phá và biến đổi khí hậu.

 

Khánh Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline