Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Nông dân khá giả nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Thứ năm, 20/01/2022 16:01

TMO - Những năm trở lại đây, nhiều vùng quê thuộc ngoại thành Hà Nội đã chuyển đổi mô hình sản xuất từ cấy lúa 2 vụ/năm sang kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng cây hoa màu. Việc chuyển đổi sản xuất trên đã đem lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao đời sống người nông dân.

Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo đẩy mạnh việc chuyển đổi vùng đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả cao hơn, qua đó, giúp gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác.

Ghé thăm xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận được sự hối hả của người nông dân trên những cánh đồng hoa màu. Tại thôn Viên Hoàng, các hộ sản xuất đang thúc bón phân đạm, làm cỏ cho những luống rau xanh để kịp thời cung ứng trên địa bàn trong những ngày giáp Tết.

Cánh đồng rau màu rộng lớn đang bước vào vụ thu hoạch của bà con thôn Viên Hoàng, xã Hoàng Long

Theo các hộ nông dân, diện tích đất đang trồng rau màu trước đây cũng canh tác lúa. Tuy nhiên, do dịch hại tấn công liên tục, bà con không muốn sử dụng quá nhiều thuốc diệt chuột gây hại cho môi trường nên đã chuyển đổi sang trồng rau màu được được 5 năm nay. Mỗi thửa ruộng khoảng 1 mẫu, có khoảng 4-5 hộ sản xuất với đầy đủ các loại rau củ như cà chua, su hào, đậu bắp và các loại rau thơm.

Các hộ sản xuất thực hiện trồng nối vụ để đảm bảo lượng cung ứng liên tục trên địa bàn, mỗi lứa rau kéo dài từ 30-45 ngày

Theo các hộ dân tại cánh đồng thôn Viên Hoàng, vì trồng nối vụ nên ngày nào cũng có rau để cung cấp ra thị trường. Thay vì chờ một vụ lúa 4 tháng, năng suất lúa không cao, các hộ dân đã chuyển sang trồng rau màu, cho gia trị kinh tế ổn định.

Tại mô hình sản xuất của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ (48 tuổi, thôn Viên Hoàng) với hơn 1 mẫu diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chị đã vợt đất ruộng làm thành diện tích ao khoảng 8 sào, 2 sào diện tích đất được bồi lên để trồng cây ăn quả chủ lực tại địa phương là nhãn. Ngoài ra, với 1 sào diện tích chị sử dụng vào trồng rau cần. Trung bình mỗi năm, sản xuất 4 vụ rau cần, cho thu nhập từ 2-3 triệu đồng/vụ.

Mô hình chuyển đổi sản xuất rau màu kết hợp với nuôi trồng thủy sản tại thôn Viên Hoàng, xã Hoàng Long cho hiệu quả kinh tế ổn định

Đối với diện tích nuôi trồng thủy sản, gia đình chị Huệ thả cá giống, mỗi đợt cá kéo dài từ 3-4 tháng, trung bình cho sản lượng từ 3-4 tạ cá giống tương đương từ 10-15 triệu đồng. Đồng thời, khi vợt đất ruộng thành diện tích ao, gia đình chị còn tận dụng được mặt bờ để gieo trồng rau màu, cho thu nhập hàng ngày.

Cùng tại xã Hoàng Long, các hộ dân trên địa bàn thôn Nhị Khê thời gian gần đây đang đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất sang mô hình cấy lúa một vụ kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng rau màu.

Trên địa bàn xã, nhiều hộ gia đình cấy 1 vụ lúa/ năm, kết hợp nuôi thủy sản và trồng rau màu

Tại cánh đồng Ngang- vùng thuộc diện chuyển đổi quy hoạch nông nghiệp theo, đã có 10 hộ nông dân sản xuất theo mô hình trên. Với khoảng 1 mẫu ruông (tương đương với 3600m2), các hộ dân tiến hành vợt đất đắp thành diện tích ao. Với lớp đất màu mỡ từ ruộng, họ tận dụng để trồng rau màu. Tùy vào diện tích ao mà các hộ nông dân sẽ thả một lượng cá tương ứng, có thể nuôi cá thịt hoặc cá giống đều cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Nhiều hộ dân thôn Nhị Khê, xã Hoàng Long kết hợp nuôi trồng thủy sản, trồng rau màu và cây ăn quả

Theo phản ánh của người dân, những năm gần đây việc canh tác lúa gặp nhiều khó khăn do yếu tố thời tiết, nhiều khi ảnh hưởng đến cả quá trình gieo mạ, kết hợp với sự phá hoại của các loài thiên địch khiến cho năng suất lúa không cao, mà đòi hỏi sự chăm bón cẩn thận từ bắt ốc, đến làm cỏ, diệt chuột… Vì thế, nhiều hộ gia đình trong thôn đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất.

Ghi nhận của PV, đây là thời điểm mà bà con nông dân tại xã Hồng Minh (huyện Phú Xuyên) bắt đầu thu hoạch cây vụ đông. Trên những cánh đồng lúa trước kia, các hộ nông dân chuyển đổi sang diện tích trồng hoa màu, với những cây trồng chủ lực trên địa bàn bao gồm: su hào, cải bắp, cà chua, dưa chuột, súp lơ…

Vụ hoa màu trên tại xã Hồng Minh (huyện Phú Xuyên) đang bước vào vụ thu hoạch

Bên cạnh việc canh tác lúa, bà con tại xã Hồng Minh đẩy mạnh sản xuất hoa màu. Theo các hộ sản xuất, hầu hết các gia đình đều chuyển đổi những diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu, ban đầu là 1-2 sào sau đó là cả cánh đồng hoa màu. Thời gian này các hộ sản xuất vừa tiến hành thu hoạch súp lơ, cải bắp, cà chua... vừa tăng cường bắc giàn trồng các lứa dưa chuột, lứa rau mới.

Nông dân xã Hồng Minh đồng thời chuẩn bị vụ dưa chuột mới

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Phú Xuyên còn có vùng chuyên canh rau xã Minh Tân, mô hình trồng măng tây tại xã Hồng Thái. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang từng bước chuyển dịch hướng đến sản xuất nông nghiệp thích ứng với điều kiện tự nhiên, góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân.

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline