Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 15:07

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Chủ nhật, 06/07/2025

Nỗ lực cải thiện hạ tầng logistics khu vực Đông Nam Bộ

Thứ bảy, 26/11/2022 08:11

TMO - Đông Nam Bộ là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng của đất nước, tuy nhiên tắc nghẽn cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực hạn chế là những nút thắt cần tháo gỡ để phát triển logistics tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam này.

Trong những năm qua, Đông Nam Bộ là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng, đảm nhận phần lớn số lượng hàng hóa và khối lượng hàng container cả nước. Khu vực này được đánh giá là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, vùng còn có hệ thống cảng biển nước sâu với năng lực vận chuyển hàng hóa thông qua chiếm 62% khối lượng hàng hóa vận chuyển container qua cảng biển toàn quốc. 

Đặc biệt, hệ thống cảng Sài Gòn (Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước...) đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam trong các hoạt động ngoại thương, đứng trong top 20 cảng lớn nhất thế giới năm 2020.  Ngoài ra, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có lưu lượng vận chuyển hành khách trong nước và quốc tế lớn nhất cả nước, sân bay quốc tế Long Thành đang được khẩn trương xây dựng và sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 1 năm 2. Số liệu thống kê cho thấy, vùng Đông Nam bộ có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm 49,2% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Số lượng doanh nghiệp logistics tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 11.000 doanh nghiệp, tỉnh Bình Dương là gần 1.700 doanh nghiệp và Đồng Nai có hơn 1.200 doanh nghiệp.

Thông tin tại hội thảo “Logistics vùng Đông Nam Bộ: Chia sẻ và góc nhìn từ chuyên gia” vừa được tổ chức, Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam cho biết, mặc dù được đánh giá là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng của cả nước, tuy nhiên Đông Nam Bộ hiện có nhiều "điểm nghẽn," nổi bật là cơ sở hạ tầng, vấn đề quan trọng tác động đến hoạt động logistics.

Hiện nay, giao thông đường bộ tại khu vực này chưa đáp ứng tải trọng phù hợp giao thương hàng hóa, kết nối cảng với các khu công nghiệp, nhà máy, kho hàng, bên cạnh đó, vận tải đa phương thức chưa phát huy hiệu quả vì thiếu kết nối giữa đường sắt – đường bộ - đường thủy nội địa. Toàn vùng hiện chỉ có tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Các dự án quy hoạch đường vành đai và trục giao thông kết nối đang chậm triển khai. Về đường thủy, vùng có 6 tuyến nội địa tuy nhiên nhiều cầu vượt sông trên các tuyến chính không bảo đảm tĩnh không, khoang thông thuyền (cầu Bình Triệu, cầu Bình Phước).

Tháo gỡ điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực tạo điều kiện thúc đẩy ngành logistics khu vực Đông Nam Bộ. Ảnh: BCP  

Ngành dịch vụ logistics vùng Đông Nam Bộ vẫn còn nhiều tồn đọng, hạn chế, đòi hỏi phải có sự khắc phục kịp thời. Qua khảo sát, thống kê có thể thấy, dịch vụ logistics hiện nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vùng, chi phí logistics còn cao và sự liên kết giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng chỉ ra các điểm nghẽn phát triển vùng. Đó là mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ; nguồn nhân lực logistics chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu; chi phí logistics còn cao; sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất-xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics hiệu quả thấp; chưa hình thành được các trung tâm logistics quy mô lớn, có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức của vùng.

Để giải quyết những vướng mắc, tồn tại đối với “điểm nghẽn” logistics ở khu vực Đông Nam Bộ, các chuyên gia nhận định, việc kết nối hạ tầng vùng là một bài toán khó, đòi hỏi các địa phương phải chung tay giải quyết, phát huy tiềm lực của địa phương, cùng với đó là đóng góp các sáng kiến nhằm hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động logistics vùng thuận lợi nhất, đặt lợi ích chung của cả vùng lên trên lợi ích của địa phương. Đối với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, cần tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai TP.HCM. Nhất là cần ban hành cơ chế huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân, đất đai... để có ngân sách phát triển hạ tầng và có các chính sách thúc đẩy việc liên kết vùng, thông qua cơ chế đặc biệt và sự phối hợp giữa các tỉnh.

Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng công nghệ để số hoá dữ liệu hành trình vận chuyển, áp dụng tự động hóa trong lĩnh vực logistics từ khâu vận chuyển, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải...; Hiện đại hóa phương thức quản lý và vận hành, sử dụng hệ thống phần mềm, nền tảng tối ưu hóa logistics nhằm cắt giảm chi phí logistics, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ. Năm 2022, thị trường logistics toàn cầu đã phục hồi và bước vào giai đoạn mới với kỳ vọng mang lại tăng trưởng đáng kể cho cả năm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng lưu ý, với các biến động của thế giới ở thời điểm hiện tại cũng như trong thời gian tới, doanh nghiệp logistics cần chủ động, chuẩn bị những chiến lược tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, duy trì bền vững hoạt động kinh doanh. Nhất là, chú trọng nâng cao công tác đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực logistics chất lượng cao. 

 

 

Mạnh Cường 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline