Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/04/2025 11:04

Tin nóng

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Thứ ba, 15/04/2025

Nỗ lực bảo vệ, ngăn chặn săn bắt, mua bán động thực vật hoang dã

Chủ nhật, 16/03/2025 06:03

TMO - Nạn săn bắt, mua bán động, thực vật hoang dã với nhiều hình thức khác nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài trong tự nhiên. Trước thực trạng đó, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gõ (tỉnh Hà Tĩnh) đã tăng cường phối hợp với các ban ngành nhằm siết chặt quản lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, từ đó bảo vệ, bảo tồn các loài động thực vật.

Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, tuy nhiên khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng săn bắt, mua bán động, thực vật hoang dã ngày càng gia tăng. Trước nguy cơ nhiều loài quý hiếm bị đe dọa, chính quyền nơi đây đã triển khai hàng loạt biện pháp quyết liệt nhằm bảo vệ hệ sinh thái.

Những nỗ lực này không chỉ hướng tới việc chấm dứt nạn săn bắt, mà còn nâng cao ý thức thức bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài động vật cho người dân. Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ được giao quản lý, bảo vệ gần 44.278 ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 15 xã của các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh và Hương Khê.

Theo đại diện Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, nơi đây có lượng mưa lớn, độ ẩm cao, thích hợp cho hệ động thực vật rừng sinh trưởng phát triển và là nơi bảo tồn, lưu giữ mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng. Khu vực quản lý được xem là nơi ở chung của gần 400 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ và hơn 500 loài thực vật, trong đó nhiều loài quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và thế giới như: lim, sến, táu, mộc lan, phong lan…Theo điều tra, thống kê mới nhất, hiện trên lâm phần có 41 loài thực vật thuộc loại nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu.

Trong đó có 11 loài quý hiếm trong sách đỏ và 30 loài thực vật đặc hữu. Ngoài ra cũng ghi nhận nhiều loài động vật quý hiếm, đặc hữu như: 80 loài thú (có 40 loài quý hiếm), 298 loài chim (43 loài quý hiếm), 63 loài bò sát (18 loài quý hiếm), 33 loài lưỡng cư (có 2 loài quý hiếm), 45 loài cá (1 loài quý hiếm) và nhiều loài khác.

Theo chia sẻ của người dân sống gần khu vực Khu bảo tồn, sau khi được chính quyền địa phương, cán bộ kiểm lâm thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nghiêm cấm, xử phạt, người dân dần từ bỏ thói quen săn bắt thú rừng. Người dân cũng ý thức được việc cần phải bảo tồn những động vật hoang dã nên khi gặp được các cá thể động vật quý hiếm đã thông báo với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng và trực tiếp bàn giao cho Hạt Kiểm lâm hoặc Ban quản lý Khu bảo tồn để thả về môi trường tự nhiên.

Cá thể cheo cheo quý hiếm được ghi nhận tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. 

Cùng với công tác phòng ngừa, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn tỉnh còn tích cực bám nắm địa bàn, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ các đối tượng liên quan đến việc săn bắt, mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.  Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh thông tin, để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ động vật hoang dã, thời gian tới, chi cục tiếp tục triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã đến người dân và các cơ sở nuôi động vật hoang dã trong tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân không săn bắt, mua bán và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Đồng thời, tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành các văn bản chỉ đạo; tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Bên cạnh những thuận lợi, công tác ngăn chặn nạn buôn bán động thực vật hoang dã, bảo vệ bảo tồn hệ sinh thái tại Khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như nguồn kinh phí hạn hẹp, chỉ đủ cho các hoạt động cơ bản (lồng ghép từ các chương trình phát triển lâm nghiệp, chi thường xuyên, kinh phí bảo vệ rừng), chưa đảm bảo để thực hiện các nội dung, hoạt động nghiên cứu chuyên sâu như: điều tra từng loài, từng cá thể, sinh cảnh và tình trạng phân bố thế nào, có vai trò gì trong hệ sinh thái…

Nhiều năm nay, trên lâm phần không có các chương trình, dự án đầu tư, nghiên cứu, khảo sát khiến nguồn thông tin có liên quan và các mỏ loài không được mở rộng. Ngoài ra, hoạt động bảo tồn, giữ gìn sự đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng đang gặp khó vì đơn vị chủ quản thiếu cán bộ hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực bảo tồn và nghiên cứu; áp lực từ các hoạt động xâm hại rừng lớn; hạ tầng hạn chế, không có khu chăm sóc động vật hoang dã; việc cứu hộ và tiếp nhận động vật quý hiếm để tái thả về môi trường tự nhiên hầu như không có.

Công tác bảo vệ rừng và các loài động vật ở đây cũng gặp khó khăn, trở ngại do yếu tố thiên nhiên, địa hình khu vực có độ dốc cao, tình trạng sạt lở đất, lũ lụt và ngập úng thường xuyên…Tuy nhiên, lực lượng chuyên trách quản lý và bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ vẫn luôn nỗ lực triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, giữ gìn sự đa dạng sinh học trên lâm phần.

Theo đó, cán bộ, nhân viên ở 8 trạm bảo vệ rừng, 1 đội cơ động và 1 đội sản xuất kiêm bảo vệ rừng đã duy trì thường xuyên hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ rừng tại gốc nhằm đảm bảo độ che phủ trên 91%, ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác gỗ, xâm hại rừng tự nhiên và hạn chế đánh bắt, săn bẫy động vật rừng, nhất là các loài quý hiếm.

Cùng đó, đơn vị chủ quản cũng đã thực hiện tốt công tác giao khoán đất rừng sản xuất, tổ chức xúc tiến tái sinh rừng, chăm lo bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường thiên nhiên… Ban quản lý ưu tiên cho phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với việc tổ chức các hoạt động nhằm duy trì hệ sinh thái, các cá thể, quần thể loài ở trạng thái tự nhiên và cho phép quá trình sinh trưởng được tiếp diễn mà không gặp phải trở ngại nào.

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh tái thả động vật quý hiếm về tự nhiên. (Ảnh: BHT). 

Tiếp đó là phân khu phục hồi sinh thái, cấm mọi hình thức săn bắn (trừ trường hợp thu lượm mẫu phục vụ mục đích nghiên cứu), cấm khai thác và thu hái các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích kinh tế, ưu tiên tối đa cho mục đích bảo tồn, nghiên cứu, tái tạo…”.

Để tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, mới đây Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 49/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại Quyết định nêu rõ,  Chương trình phấn đấu bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: cải thiện tình trạng quần thể của ít nhất 10 loài; bảo tồn và phục hồi sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Gia tăng số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được gây nuôi bảo tồn và tái thả về tự nhiên để phục hồi quần thể.

Đến năm 2030, đảm bảo ít nhất 03 loài được gây nuôi bảo tồn và tái thả lại tự nhiên; phấn đấu đạt 100% các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Chính sách, pháp luật về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tiếp tục được hoàn thiện; tổ chức và năng lực quản lý được tăng cường, nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát, ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ, mối đe dọa và tác động tiêu cực đến quần thể và sinh cảnh sống của chúng.

 

Phương Nga

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline