Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 12:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Những ngọn hải đăng lâu đời tại Việt Nam

Thứ bảy, 15/10/2022 07:10

TMO - Ngọn hải đăng được xây dựng để hỗ trợ cho tàu thuyền ngoài khơi định hướng tìm đường vào cảng, xác định vị trí của mình trên biển. Tại Việt Nam, những ngọn hải đăng được xây dựng từ lâu đời, đảm bảo vận hành thông suốt cho hoạt động hàng hải.

Hải đăng Hòn Dấu

Ngọn hải đăng nằm trên đỉnh cao nhất của đảo Hòn Dấu, do kiến trúc sư người Pháp thiết kế, được xây dựng từ năm 1892, hoàn thành năm 1898. Đó là một tòa nhà 2 tầng bề thế (nay được dùng làm bảo tàng hải đăng), chính giữa tòa nhà là tháp đèn. Tháp cao 5 tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển, có độ chiếu xa đến 40km. Từ xa nhìn lại, ngọn hải đăng như một pháo đài cổ vút lên giữa đảo. Cây đèn biển được mệnh danh là “mắt ngọc của Tổ quốc”. 

Hải đăng Hòn Dấu. Ảnh: Trần Sơn 

Lịch sử còn ghi, hải đăng Hòn Dấu ngày ngày dẫn dắt tàu thuyền qua lại trên vùng biển Hải Phòng và chỉ đường vào cảng Hải Phòng trong những năm Pháp tiến hành khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Ngày 15-5-1955, sau khi Hải Phòng giải phóng, bộ đội Việt Nam tiếp quản ngọn đèn biển này.

Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt, hải đăng Hòn Dấu là điểm sáng dẫn đường cho những chuyến tàu Không số bắt đầu từ Bến tàu Không số tại Đồ Sơn vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, chi viện cho đồng bào miền Nam đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước.

Hải đăng Kê Gà

Hải đăng Kê Gà ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng được trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và cổ nhất cả nước. Hải đăng Kê Gà do người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19, cao 65 m tính từ mặt nước biển đến đỉnh đèn. Bên trong hải đăng có 183 bậc thang hình trôn ốc dẫn lên đỉnh đặt đèn.

Hải đăng Kê Gà 

Hải đăng Kê Gà có ngọn đèn công suất 2.000W, tầm quét 22 hải lý, tàu thuyền qua lại cách 40 km có thể nhìn thấy. Bên trong ngọn hải đăng mũi Kê Gà có 183 bậc thang xoắn ốc được làm bằng thép dẫn lên đỉnh cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đỉnh đèn. 

Hải đăng Bảy Cạnh

Ngọn hải đăng Bảy Cạnh còn có tên gọi khác là hải đăng Hòn Chớp, hay Đảo Đèn được xây dựng độc lập trên một ngọn núi cao hơn mặt nước biển hơn 200m của hòn Bảy Cạnh thuộc quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). Ngoài việc thắp sáng, báo hiệu cho luồng tàu thuyền qua lại theo hướng Sài Gòn - Vũng Tàu - Kiên Giang, ngọn hải đăng này còn có nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế. 

Hải đăng Bảy Cạnh 

Trước đây, do nhu cầu vận tải bằng đường biển của quân đội Pháp, cũng như những tàu buôn của nước ngoài đến Việt Nam, người Pháp đã xây dựng hải đăng Bảy Cạnh và hoạt động vào năm 1885. Ngọn tháp có 4 tầng, bên trong lòng tháp có cầu thang xoắn ốc với 55 bậc, một đèn phụ dự phòng trường hợp đèn chính bị hỏng.

Tháp hải đăng Bảy Cạnh chỉ cao 16m, nhưng nằm trên đỉnh núi cao hơn 200m nên tầm hiệu lực chiếu sáng tới 26,7 hải lý vào ban đêm, tâm sáng 212m, cùng với tín hiệu ánh sáng trắng chớp nhóm 3 với chu kỳ 20 giây đã quét ánh sáng khắp vùng biển Côn Đảo với bán kính hơn 70km. 

Hải đăng Đại Lãnh

Mũi Đại Lãnh (hay Mũi Điện) là mũi đất nhô ra biển thuộc xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ngọn hải đăng này được người được người Pháp xây dựng vào năm 1890. Sau khi hoàn tất, hải đăng được đưa vào hoạt động trong vòng 55 năm đến khi Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra thì tạm dừng hoạt động. Đến năm 1961, ngọn hải đăng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa khôi phục nhưng sau đó lại tiếp tục bị hủy bỏ hoàn toàn. Phải đến năm 1995 hải đăng mới được phục dựng và giữ nguyên hình dạng từ đó đến nay.

Hải đăng Đại Lãnh 

Hải đăng bao gồm khối nhà có chiều cao 5m với diện tích tổng 320m vuông. Nơi đây nằm trong số 45 đèn biển cấp quốc gia đang hoạt động với tín hiệu đi xa đến 27 hải lý (khoảng 40km). Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m so với nền nhà, 110m so với mực nước biển, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hướng tàu bè và là ngọn hải đăng xa nhất về phía Đông trên đất liền.

 

 

 

Bích Thùy 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline