Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Những cây bàng ở Côn Đảo

Chủ nhật, 22/05/2022 20:05

TMO - Một trong những nét đặc trưng của Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là những cây bàng cổ thụ hiện diện ở khắp nơi. Cây bàng Côn Đảo đã cùng người dân nơi đây đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử. 

Theo Ban Quản lý di tích Côn Đảo, toàn huyện hiện có 53 cây bàng cổ thụ được công nhận là “cây di sản” vào năm 2012. Phần lớn các cây bàng cổ thụ này có tuổi đời hơn 100 năm (tính từ năm thực dân Pháp bắt đầu xây dựng nhà tù vào năm 1862).

Cây bàng cổ thụ trong trại giam Phú Hải. Ảnh Mai Thắng 

Trên hai tuyến đường có nhiều cây bàng cổ thụ được công nhận “cây di sản” nhiều nhất đảo là Tôn Đức Thắng (19 cây) và Lê Duẩn (11 cây). Đây cũng là tuyến đường trung tâm của thị trấn Côn Sơn, đi đến các di tích lịch sử ở Côn Đảo như: hệ thống nhà tù chính trị, nhà chúa đảo, cầu tàu 914 (nơi 914 tù nhân chính trị đã hy sinh khi xây dựng cầu này).

 Những cây bàng cổ thụ ở Côn Đảo còn được xem là “chứng nhân” lịch sử, gắn liền với ký ức của những người cựu tù chính trị năm xưa. Theo lời kể của các cựu tù chính trị Côn Đảo, ai đã từng bị giam cầm ở Côn Đảo cũng đều ăn lá bàng. Mỗi lần được cai ngục cho ra ngoài, người tù thường lén hái những lá bàng non và cả trái bàng xanh, giấu trong người, ngậm trong miệng..., đem vào phòng giam chia cho đồng đội cùng ăn.

Nhà tù Côn Đảo với những cây bàng hàng trăm năm tuổi gắn liền với những trang lịch sử oai hùng của dân tộc 

Ban đầu, việc ăn lá bàng hay trái bàng chỉ đơn thuần vì người tù quá thiếu rau xanh. Sau đó, người tù nhận ra, lá bàng có thể giúp vết thương bớt đau nhức, mưng mủ...

Ngoài ra, cây bàng còn làm nhiệm vụ của một bưu tá, truyền và nhận thông tin. Lá bàng khô được người chiến sĩ đốt để làm mực, truyền tin cho nhau. Gốc của cây bàng có nhiều ngóc ngách như những hộp thư liên lạc bí mật được chiến sĩ làm nơi cất giấu thư từ.

Những rạng bàng xuất hiện trên các con phố tại Côn Đảo 

Ngày nay, người dân Côn Đảo còn dùng trái bàng để chế biến thành món ăn đặc sản như: hạt bàng rang, mứt hạt bàng...Món hạt bàng đã qua chế biến dậy vị bùi béo, thơm ngọt là món quà đặc sản cho du khách, như điểm xuyết thêm hương vị cho câu chuyện về những cây bàng cổ thụ nơi đảo xa.

 

Minh Ngọc 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline