Hotline: 0941068156
Thứ năm, 28/11/2024 02:11
Thứ tư, 04/05/2022 14:05
TMO - Định hướng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã khá rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn không ít khó khăn cho nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng nỗ lực chuyển đổi nguồn năng lượng từ thủy, nhiệt điện sang năng lượng tái tạo nhằm từng bước thực hiện cam kết với quốc tế đưa phát thải về “0” đến năm 2050.
Nhìn thẳng vào vấn đề, các chuyên gia chỉ ra những khó khăn đối với nhà đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời). Cụ thể, do cơ chế giá FIT khuyến khích nên chỉ có thời hạn nên nhiều doanh nghiệp đã không kịp triển khai, đặc biệt với các dự án điện gió do bị vướng thời gian dịch Covid-19 rất dài, rất nhiều địa phương bị phong tỏa nên mọi việc ngừng trệ.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet)
Cũng theo các chuyên gia, thời gian vừa qua Bộ Công Thương cũng đã có những định hướng đề xuất Chính phủ và Chính phủ cho những nhà đầu tư vì do dịch Covid-19 bị chậm tiến độ sẽ được xem xét thương lượng, đàm phán về mức giá điện, bảo đảm cho nhà đầu tư có đủ lợi nhuận để trả ngân hàng.
Trong quá trình phát triển dự án năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió, nhiều nhà đầu tư trình hồ sơ đề nghị bổ sung quy hoạch nhưng số ít trong đó được xem xét. Mặt khác, thời điểm phê duyệt dự án khác nhau dẫn đến mỗi dự án có một đường dây truyền tải riêng, mặc dù vị trí địa lý tương đối gần nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến các quy hoạch khác như đô thị, giao thông...
Để giải quyết vấn đề, theo các chuyên gia, Chính phủ nên có sự quan tâm đến các nhà đầu tư đang đầu tư giữa chừng, giúp tháo gỡ khó khăn. Cần có quy định phân cấp, phân quyền cho địa phương trong việc lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, cấp phép để phù hợp với quy mô công suất được phân bổ tương ứng với một khu vực nhất định, dành không gian để phát triển các lĩnh vực khác như khu lấn biển, công nghiệp, du lịch...
Nếu được giao chủ động quyết định các dự án nguồn điện, trong đó có điện gió, các địa phương sẽ ưu tiên phát triển hạ tầng lưới điện ở khu vực đó thành một hệ thống truyền tải chung, các nhà đầu tư sẽ cùng đóng góp để xây dựng, điều này vừa giúp tiết kiệm quỹ đất và kinh phí xây dựng của các chủ đầu tư, vừa ít ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Ngoài các ý kiến, kiến nghị trước đây của địa phương trong Quy hoạch điện VIII, các chuyên gia cũng kiến nghị cần có cơ chế để khuyến khích xã hội hóa đường dây truyền tải điện, khuyến khích cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế tích trữ năng lượng.
Quốc Dũng
Bình luận