Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 07:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Người Ba Na vót tre nứa, lợp nhà rông

Thứ năm, 03/03/2022 19:03

TMO - Người Ba Na là cộng đồng dân cư đông thứ hai trong số các dân tộc thiểu số tại chỗ ở tỉnh Kon Tum. Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na ở Kon Tum có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc, trong đó nhà rông là một di sản văn hóa độc đáo.

Nhà rông của người Ba Na là công trình kiến trúc độc đáo, là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào Ba Na. Đây không chỉ là nơi thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng, thích ứng với môi trường thiên nhiên, mà còn là nơi tránh thiên tai thú dữ, bảo vệ sự sống của các thành viên trong buôn làng. Khoảng 7 đến 10 năm, người Ba Na thay mái tranh cũ cho nhà rông, xong xuôi họ ăn mừng với rượu cần, múa xoang trong tiếng cồng chiêng...

Đối với người Ba Na, nhà rông là sản phẩm văn hóa vô giá, biểu tượng và niềm tự hào của dân tộc

Nằm giữa Làng Du lịch cộng đồng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa (TP Kon Tum) là nhà rông văn hóa. Căn nhà quay về hướng nam - hướng đem lại may mắn, bình an theo quan niệm của người Ba Na. Nếu nhà rông của người Gia Rai có mái mảnh, dẹt như lưỡi rìu... thì nhà rông của người Ba Na to hơn, đường nét mềm mại hơn và thường có các nhà sàn xung quanh.

Nhà rông cao khoảng 12 mét, dài 12 mét, rộng 8 mét và có sức chứa khoảng 80-100 người. Cá biệt, có làng Ba Nacất nhà rông cao tới 18 mét như thể hiện sức mạnh và sự giàu có của làng. Để chống đỡ sức nặng của mái, bên trong mái được đan chéo bằng rất nhiều cây gỗ tròn thẳng, dài hàng chục mét. 

Người Ba Na thường tìm chọn các gỗ quý trên rừng như: lim, gụ…để làm nhà rông

Những người đàn ông chuốt tre chuẩn bị lợp nhà. Nhà rông là nhà sàn đặc trưng của người dân Tây Nguyên, mỗi buôn làng sẽ có một nhà rông riêng. Nó như "trái tim" của buôn làng, là nơi tụ họp, sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các nghi lễ quan trọng. Thông thường sau khi xây dựng xong khoảng 7 đến 10 năm người dân sẽ tiến hành thay mái tranh cũ.

Nét đặc trưng của người dân Ba Na trong xây dựng nhà rông là làm việc tập thể, công việc hết thảy phải chia đều dưới sự sắp xếp của già làng.

Sau khi hoàn thành, dân làng sẽ tiến hành đâm trâu, mổ lợn ăn mừng từ 3h sáng. Trong lễ đâm trâu, “joar” - bài cồng chiêng hoá kiếp cho con trâu được ngân lên cùng điệu điệu xoang dập dìu, kết thúc bài Joar, vật cúng - con trâu trở thành vật linh thiêng tế lên Yang (thần linh). Lễ xong, già trẻ, trai trái trong buôn làng sẽ tụ tập quanh nhà rông để ăn mừng cùng rượu cần bên ánh lửa bập bùng.

Trong đời sống của đồng bào Ba Na, nhà rông thực sự là công trình kiến trúc nghệ thuật, là niềm tin và lòng kiêu hãnh của cả buôn làng. Nhà rông còn là không gian linh thiêng, nơi quy tụ sức mạnh tâm linh, thể hiện bản sắc văn hoá của đồng bào. Bởi vậy, việc bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc nhà rông được ngành văn hoá rất chú trọng.

 

Vũ Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline