Hotline: 0941068156
Thứ tư, 02/04/2025 16:04
Thứ hai, 31/03/2025 06:03
TMO - Công nghệ xi măng chống thấm xanh do ông Nguyễn Văn Dũng (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) nghiên cứu, chế tạo là tiền đề quan trọng trong ngành xây dựng cũng như bảo vệ môi trường. Sản phẩm xi măng xanh này không chỉ chống thấm thốt mà còn có ý nghĩa trong bối cảnh môi trường tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm như hiện nay.
Thông tin từ Bộ Xây dựng, tính toán nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2025 dự kiến khoảng 95 -100 triệu tấn, tăng 2-3% so với năm 2024. Tuy nhiên, trong 5 năm gần đây, ngành sản xuất xi măng là một trong những ngành có lượng phát thải khí nhà kính lớn, khoảng 62 - 70 triệu tấn CO2/năm.
Điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp xi măng cần quan tâm và sớm đưa ra giải pháp giảm phát thải trong quá trình sản xuất. Hiện các doanh nghiệp sản xuất xi măng đã chú trọng vào nghiên cứu và phát triển xi măng hàm lượng clinker thấp, với mục tiêu làm chủ hoạt tính clinker nhằm bảo đảm chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, cũng nghiên cứu ứng dụng các khoáng chất trong phế phẩm công nghiệp và tăng hiệu quả của phụ gia hóa học nhằm tạo ra các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường.
Trước thực tế trên, nhằm góp phần hướng tới ngành xây dựng xanh, sử dụng xi măng cũng như xi măng chống thấm dột an toàn an toàn, ông Nguyễn Văn Dũng (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đã cải tiến công thức xi măng, tìm kiếm các hợp chất có khả năng thẩm thấu sâu, tạo nên lớp bảo vệ chắc chắn trên bề mặt vật liệu, nâng cao khả năng chống thấm.
Sau thời gian dài nghiên cứu, ông Dũng đã thành công khi cho ra đời xi măng chống thấm mang thương hiệu VIPRI với những đặc tính ưu việt. Sản phẩm không chỉ có khả năng ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước mà còn tạo lớp bảo vệ bền vững cho kết cấu công trình.
Đặc biệt, VIPRI không chứa hóa chất độc hại, an toàn cho người sử dụng và góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Hiện nay, VIPRI đã có mặt tại 54 tỉnh, thành trong cả nước. Nhận xét về sản phẩm, Lãnh đạo một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi sử dụng đã hoàn toàn bị thuyết phục. VIPRI thực sự mang đến hiệu quả chống thấm vượt trội, giúp công trình bền vững hơn. Đơn vị sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm này trong các dự án sắp tới.
Không chỉ nổi bật với hiệu quả chống thấm, VIPRI còn ghi dấu ấn nhờ công nghệ sản xuất hiện đại, đáp ứng tiêu chí xanh - sạch - bền vững. Ông Dũng cho biết, công ty đã đầu tư mạnh vào hệ thống dây chuyền sản xuất tiên tiến, ứng dụng công nghệ xử lý vật liệu thông minh, giúp sản phẩm đạt hiệu suất cao nhưng vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường. Quá trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt, không sử dụng hóa chất độc hại, không phát thải gây ô nhiễm, góp phần giảm tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Sản xuất xi măng theo hướng truyền thống gây ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên. (Ảnh minh hoạ).
Năm 2021, dự án khởi nghiệp sản xuất vật liệu và phụ gia chống thấm “Chống thấm vượt thời gian” của ông Nguyễn Văn Dũng được đặc cách công nhận là dự án khởi nghiệp tỉnh Quảng Nam. Không dừng lại ở sản phẩm xi măng chống thấm, VIPRI tiếp tục mở rộng nghiên cứu, phát triển thêm các dòng vật liệu xây dựng tiên tiến như vữa chống thấm, sơn chống thấm và phụ gia chống thấm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Bên cạnh đó, vữa chống thấm VIPRI ứng dụng công nghệ nano, giúp các phân tử chống thấm len lỏi sâu vào bề mặt tường và sàn, tạo ra lớp bảo vệ vững chắc trước tác động của nước và độ ẩm.
Sản xuất xi măng với đặc thù công nghệ sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, mà phần lớn nhiên liệu sử dụng là than đá, áp lực đối với việc cân bằng giữa sản xuất với yểu cầu cắt giảm khí thải, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu đang gia tăng. Theo thống kê, trung bình trên thế giới cứ mỗi tấn xi măng được sản xuất lại thải ra từ 1,2 - 1,5 tấn CO2 vào bầu khí quyển. Với sản lượng hiện nay, ngành công nghiệp xi măng thế giới đang chiếm khoảng 6% tổng lượng CO2 do con người phát thải trên toàn cầu.
Giống như nhiều lĩnh vực sản xuất khác, việc cải tiến công nghệ, thiết bị, quy trình sản xuất xi măng xanh để cắt giảm lượng khí thải đã và đang được tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sáng chế. Với sản phẩm xi măng chống thấm, dột của ông Nguyễn Văn Dũng (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đạt ra nhiều kỳ vọng cho ngành xây dựng, đáp ứng chất lượng cao hơn từ phía khách hàng, trong bối cảnh các tiêu chí về an toàn môi, thân thiện với tự nhiên ngày càng trở nên khắt khe hơn.
Đức Chiến
Bình luận