Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 18:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Nghề làm bún Vân Cù - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Chủ nhật, 23/02/2025 12:02

TMO - Nghề làm bún ở làng Vân Cù (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) tuổi đời gần 500 năm vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Làng bún Vân Cù có lịch sử hơn 500 năm hình thành và phát triển. Nghề làm bún Vân Cù không chỉ là một phương thức mưu sinh, mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây. Mỗi sợi bún không chỉ là kết tinh của gạo, nước và bàn tay khéo léo của người thợ, mà còn là sự tự hào, trân trọng của các thế hệ với nghề truyền thống cha ông.

Bún Vân Cù thành phẩm ngày nay được người dân trong làng và các đầu mối thu mua đưa đi giao khắp các chợ, quán ăn, nhà hàng trong tỉnh, góp phần tạo nên thương hiệu cho món “bún bò Huế” nức tiếng gần xa. Sợi bún Vân Cù màu trắng ngà, mùi thơm như hương gạo mới xay.

Bún Vân Cù nổi tiếng là do trong quá trình sản xuất, người làm bún không dùng bất cứ chất phụ gia nào trừ muối sống để ngâm, vo gạo, nuôi bột nhằm làm sạch các tạp chất, khử khuẩn, khử chua. Đây cũng là lí do bún Vân Cù chỉ để được trong môi trường tự nhiên trong 24 giờ, nhưng cũng chính là lợi thế được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.

Làng bún Vân Cù có lịch sử hơn 500 năm hình thành và phát triển. Ảnh: ST. 

Gạo được sử dụng là loại Khang Dân, một giống lúa phổ biến từ địa phương. Đây không phải là loại gạo cao cấp hay đắt đỏ nhất, mà chỉ đơn thuần là giống lúa ngắn ngày thường được người dân trồng để đảm bảo lương thực trong những ngày giáp hạt. Gạo không cần quá bóng bẩy, nhưng nhất thiết phải sạch, có độ khô vừa phải, không quá khô và cũng không được quá ẩm.

Để làm nên sợi bún ngon, gạo được rửa sạch kỹ lớp cám bên ngoài từ 4 - 5 lần, ngâm 2 ngày thì hạt gạo khô ban đầu trở thành dẻo và no nước. Bí quyết đặc biệt là sau khi ngâm xong thì bỏ muối hột sống (thành phần quan trọng để bún bớt bị chua trong quá trình làm mà lại có vị mặn giúp bún ăn ngon, đậm đà). Sau đó, cho gạo vào cối giã, gạn lọc thành bột khô. Sau khi nấu chín bột, người làm bún phải dùng tay đánh bột nhuyễn thành hồ, sau đó bỏ vào khuôn vặn. Sợi bột sau khi đi qua lỗ khuôn được nhúng ngay vào nồi nước đang sôi, sợi bún từ đó được thành hình. Bước cuối cùng là làm nguội nhanh sợi bún bằng nước lạnh.

Muốn bún không quá bở cũng không quá dai, người làm bún phải pha thêm bột lọc. Nghề bún không chỉ đòi hỏi ở người làm sức khoẻ mà còn đòi hỏi sự tinh tế trong cách pha chế. Tỷ lệ bột lọc cho vào trong bún không có công thức cụ thể mà đòi hỏi kinh nghiệm của người làm nghề.

Nghề làm bún Vân Cù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh một nghề truyền thống. 

Nghề làm bún ở Vân Cù không chỉ đơn thuần là công việc sản xuất thực phẩm, mà sâu xa hơn, đó còn là linh hồn, ký ức và nét đặc trưng của văn hóa địa phương. Chính nhờ những giá trị độc đáo và ý nghĩa này, làng nghề bún Vân Cù đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia theo quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ban hành ngày 10/12/2024.

Nghề làm bún Vân Cù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh một nghề truyền thống, mà còn là sự ghi nhận những giá trị văn hóa của vùng đất này. Đây là vinh dự và cũng là trách nhiệm để nghề làm bún phát triển, thích nghi với cuộc sống hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa từ các làng nghề truyền thống không chỉ là nhiệm vụ của riêng các nghệ nhân mà cần sự chung tay của cả cộng đồng.

 

 

Thanh Hương

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline