Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 01:06

Tin nóng

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học nhân Ngày Môi trường Thế giới

Thứ sáu, 20/06/2025

Nghệ An: Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác nông nghiệp

Chủ nhật, 08/06/2025 06:06

TMO - Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển nông nghiệp bền vững, tỉnh Nghệ An đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất, hạn chế rủi ro do thời tiết mà còn mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp tỉnh trong thời kỳ chuyển đổi số.

Hiện nay người dân Nghệ An đã nhanh chóng bắt nhịp, áp dụng kỹ thuật hiện đại để canh tác, sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại đã hình thành, tiêu biểu như trồng rau thủy canh trong nhà màng, chăn nuôi lợn theo công nghệ khép kín; nuôi tôm siêu thâm canh sử dụng công nghệ vi sinh… Các mô hình này cho thấy hiệu quả rõ rệt khi sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá bán cao hơn so với phương pháp truyền thống.

Bên cạnh đó, Nghệ An chú trọng thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời hỗ trợ người dân tiếp cận kỹ thuật mới thông qua các chương trình tập huấn, chuyển giao công nghệ.

Việc kết hợp giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ theo chuỗi cũng được đẩy mạnh, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản. Đây là hướng đi quan trọng giúp nông nghiệp Nghệ An từng bước chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đơn cử, tại huyện Đô Lương, địa phương đã sớm xây dựng kế hoạch, đề án định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đặc điểm từng vùng để khai thác được hết các tiềm năng trên đất nông nghiệp; lựa chọn các sản phẩm chủ lực để tập trung quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh tập trung và đến nay đã xây dựng vùng chuyên canh rau màu rộng hơn 500ha và sản phẩm cung cấp cho các siêu thị trong cả nước. Đặc biệt là rất thành công trong việc khuyến khích đầu tư các mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ...

Quyết tâm tạo bước đột phá trong phát triển ngành nông nghiệp của huyện Đô Lương là tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị trên đơn vị diện tích, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, phấn đấu 100% số xã có 1 sản phẩm tham gia chuỗi OCOP và xây dựng 3-5 sản phẩm chủ lực có thương hiệu tham gia thị trường trong nước, từng bước xuất khẩu ra nước ngoài. Để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thời gian tới, huyện Đô Lương tiếp tục tập trung khai thác các tiềm năng trên đất nông nghiệp, hỗ trợ xây dựng các sản phẩm sản xuất đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn mô hình nông nghiệp sạch.

Song song với đó là kết nối được các doanh nghiệp, nhà đầu tư với nông dân để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, tạo đà xây dựng chuỗi thương hiệu nông sản của huyện. Những sản phẩm hữu cơ là dưa lưới, nho xạ đen, nho mẫu đơn, dưa chuột baby, dưa chuột, dâu tây, cà chua bee, các loại rau, quả… được thị trường đón nhận nhờ chất lượng tốt, mẫu mã đẹp”.

Tại trang trại Đồi Chồi (huyện Đô Lương), với mô hình canh tác nhà lưới và nhà kính, chủ cơ sở đã trồng chanh không hạt, dưa lưới và các sản phẩm nông sản hữu cơ. Hiện nay, tại trang trại, sản phẩm dưa lưới Huỳnh Long và Kim Ngọc Đường là hai dòng dưa lưới chủ lực, được trồng trong nhà màng và năng suất đạt khoảng 10 tấn mỗi tháng.

Các mô hình trồng rau công nghệ cao được người dân Nghệ An tích cực triển khai. (Ảnh minh hoạ). 

Dự kiến trong mùa cao điểm tháng 6 đến tháng 9, sản lượng có thể lên tới 12 tấn/tháng. Cùng với đó, sản phẩm dưa chuột baby năng suất đạt 1,5 tấn/1.000m² và trứng gà thảo dược đạt 2.000 trứng/ngày... Ngoài ra, trang trại sẽ đẩy mạnh sản xuất các loại rau như cải bẹ, cải ngọt, cà chua bi, su hào, bắp cải,... nhằm cung cấp rau xanh cho thị trường những tháng cuối năm. Đại diện phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Đô Lương cho biết, huyện tiếp tục rà soát, điều chỉnh đề án quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng các mô hình liên kết bền vững giữa hợp tác xã, tổ hợp tác và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ... xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, lựa chọn các sản phẩm tham gia chuỗi giá trị sản phẩm OCOP. Tăng cường kết nối với các doanh nghiệp để liên doanh liên kết tiêu thụ sản phẩm, trước mắt tiếp tục duy trì và mở rộng các chủng loại sản phẩm để đưa vào hệ thống siêu thị và các thị trường khác.

Hiện nay các địa phương đã tập trung phát triển mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp và trong quá trình sản xuất, kinh doanh đã xuất hiện các hình thức tổ chức liên kết sản xuất mới, tạo hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao, nổi bật là mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Với sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Sở Nông nghiệp và Môi trường, các cấp, ngành liên quan trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất, đến nay, tại 11 huyện, thị xã đã xây dựng các kế hoạch và 40 dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được phê duyệt hỗ trợ theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP và Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (gồm 27 dự án/kế hoạch do UBND tỉnh phê duyệt và 13 dự án do UBND cấp huyện phê duyệt, trong quý I năm 2025 có 3 dự án được phê duyệt hỗ trợ mới).

Qua đó, có 16.121 hộ dân tham gia với tổng quy mô thực hiện liên kết là 4.396ha và có 40 HTX, 21 doanh nghiệp tham gia liên kết (trong đó 12 doanh nghiệp trong tỉnh và 9 doanh nghiệp ngoài tỉnh).

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đang mở ra hướng phát triển mới cho Nghệ An, giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế. Đây không chỉ là giải pháp thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, mà còn là bước đi chiến lược trong bối cảnh hội nhập và thích ứng với biến đổi khí hậu. Với sự đồng hành của chính quyền, doanh nghiệp và người dân, nông nghiệp công nghệ cao tại Nghệ An đang từng bước khẳng định vai trò là động lực phát triển bền vững cho khu vực nông thôn.

 

Tuấn Thành

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline