Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 16:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Nghệ An phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao

Thứ sáu, 09/02/2024 07:02

TMO Nghệ An là tỉnh có tiềm năng rất lớn trong nuôi trồng thủy sản. Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động nuôi trồng thủy sản  đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo đà phát triển mạnh mẽ về con giống và chất lượng, sản lượng ngành thuỷ sản.  

Thông tin từ Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết, tính đến giữa năm 2023 toàn tỉnh có 23.064 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản; trong đó: diện tích nuôi nước ngọt đạt 20.468 ha; diện tích nuôi nước mặn lợ đạt 2.596 ha (trong đó tôm đạt 2.310 ha). Nghề nuôi trồng thuỷ sản đã áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học công nghệ; mở rộng diện tích, đối tượng nên đã có sự phát triển vượt bậc (sản lượng nuôi trồng ước đạt 70.255 tấn, bằng 105% so với năm 2022; diện tích nuôi trồng ước đạt 23.700ha, gần bằng 109% năm 2022…).

Để tiếp tục phát huy và tăng năng suất chất lượng của thuỷ sản, tỉnh Nghệ An đã tích cực ứng dụng những công nghệ mới tiên tiến hiện đại, tạo nên vòng nuôi tuần hoàn khép kín. Nhờ những chính sách hỗ trợ từ tỉnh và sự đồng hành của đội ngũ khuyến nông cơ sở, người dân nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tích cực áp dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất chăn nuôi. Tại huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai đã có hàng chục mô hình đầu tư với chi phí lên tới hàng tỷ đồng để đưa nước từ biển, thậm chí lấy nước ngầm dưới biển vào thẳng ao, qua quá trình lắng lọc để nuôi tôm. 

Các hộ dân còn xây dựng hệ thống nhà kín, lồng nổi có mái che nhằm ổn định nhiệt, hạn chế sự lây lan mầm bệnh và những tác động khác gây ảnh hưởng đến sinh trưởng tôm nuôi,.. Việc ứng dụng công nghệ đã mang lại năng suất khá tốt, đạt từ 15 - 20 tấn/ha giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó nhiều mô hình nuôi tôm theo hướng VietGap, công nghệ sinh học, công nghệ mới, quy trình nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn… cũng được người dân áp dụng. 

Nghệ An đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. 

Không chỉ nuôi tôm, tỉnh Nghệ An còn phát triển nuôi cá, hàu lồng bè cửa sông, nuôi ngao bãi triều. Công nghệ lồng nuôi tại đây có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng và diện tích. Nếu trước đây, nuôi thuỷ sản bằng lồng nuôi chủ yếu là lồng truyền thống thì hiện nay có khoảng trên 80% số lồng nuôi được cải tiến, sử dụng khung lồng bằng gỗ nhựa PE, ống típ sắt và lưới. Công nghệ cải tiển được áp dụng trên các lồng nuôi mới với kích thước từ 50-100m3 đem lại sản lượng cao.

Công nghệ Biofloc cũng được người dân áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến, mang lại nhiều ưu điểm như tạo môi trường nuôi giàu dinh dưỡng: Kích thích phát triển các vi sinh vật có lợi trong nước để tạo ra các hạt biofloc giàu protein, lipid và các hợp chất hữu cơ thiết yếu, là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá, cải thiện chất lượng nước, tăng sức đề kháng cho động vật thuỷ sản, giảm thiểu dịch bệnh gây hại, tiết kiệm nguồn thức ăn và nâng cao năng suất chất lượng thuỷ sản.

Nhờ ứng dụng những công nghệ hiện đại, lĩnh vực sản xuất con giống cho nước mặn, lợ tại Nghệ An cũng có những chuyển biến tốt trong quy trình sản xuất, phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng con giống. Tỉnh đã thu hút sự đầu tư của các đơn vị, cá nhân uy tín trên thị trường trong sản xuất, ương dưỡng. Đồng thời, tỉnh Nghệ An còn khuyến khích các đơn vị, tổ chức tích cực chuyển giao công nghệ để người dân học hỏi, sản xuất được con giống sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, có sức chống chịu tốt, cho năng suất sản lượng cao để đáp ứng đủ nhu cầu của bà con.

Chỉ tính riêng tháng 9/2023 sản xuất con giống của tỉnh đạt khoảng 597 triệu con, tăng 7,69%. Trong đó tôm giống đạt khoảng 502 triệu con, tăng 6,58%. Việc áp dụng khoa học công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường bền vững  trong nuôi trồng thuỷ sản đã mang lại nhiều thành tựu cho tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên tỉnh cần tăng cường phổ biến, cập nhật thông tin khoa học-công nghệ, tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân để người dân hiểu, dễ dàng áp dụng thành quả của khoa học tiên tiến vào lĩnh vực thủy sản, từ đó phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững nhất.

 

 

Lê Mai 

 

 

 

.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline