Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 07:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Ngành Y tế TP. HCM đẩy mạnh chuyển đổi số

Thứ sáu, 07/02/2025 12:02

TMO - Xây dựng y tế thông minh không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với chiến lược rõ ràng, sự quyết tâm của ngành y tế và sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, Ngành y tế TP. HCM đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu này. 

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu của mọi ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Từ nhiều năm qua, ngành Y tế TP. HCM đã và đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hướng đến xây dựng hệ thống y tế thông minh, đáp ứng và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/8/2022 về đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng TP. HCM trở thành đô thị thông minh, trong thời gian qua, Ngành Y tế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chuyển đổi số hướng đến xây dựng y tế thông minh.

Từ nhiều năm qua, tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP. HCM đều nỗ lực và đang dần chuyển đổi từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử. Điều này giúp lưu trữ thông tin bệnh nhân một cách an toàn, dễ dàng truy xuất và chia sẻ giữa các cơ sở y tế. 

Việc triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện đã giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, giảm thủ tục hành chính, giúp bác sĩ có thêm thời gian tập trung vào việc điều trị cho bệnh nhân, giảm thiểu sai sót y khoa. Bên cạnh đó, việc kết nối, liên thông dữ liệu về bệnh án điện tử giữa các cơ sở y tế với nhau được đẩy mạnh triển khai, điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân một cách toàn diện hơn, tiết kiệm hơn, giảm lãng phí chi phí điều trị.

Ngành Y tế thành phố đã triển khai tư vấn, khám chữa bệnh từ xa. Ứng dụng telemedicince kết nối bác sĩ khám chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế với các bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố đã được Ngành Y tế Thành phố vận dụng trong nhiều năm qua. Điều này đã góp phần tạo sự an tâm cho người dân khi chọn trạm y tế làm nơi khám chữa bệnh đầu tiên, ngoài ra còn hỗ trợ chuyên môn từ xa cho các bác sĩ công tác tại các trạm y tế khi gặp những tình huống khó, hiếm gặp.

Ngoài ra, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố còn ứng dụng telemedicine trong hoạt động hội chẩn, trong đào tạo từ xa và chia sẽ kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh với phạm vi y tế vùng giúp nâng cao hiệu quả điều trị, cập nhật phác đồ điều trị. 

Ngành Y tế thành phố ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuẩn đoán và điều trị (Ảnh minh họa). 

Đáng chú ý, ngành Y tế thành phố ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuẩn đoán và điều trị. Trong đó, việc triển khai máy chụp X-quang phổi có tích hợp AI tại Trạm y tế xã đảo Thạnh An được coi là dấu ấn quan trọng. Việc ứng dụng AI vào máy chụp X-quang lập tức tầm soát một cách dễ dàng đối với 95 biểu hiện bất thường trong người bệnh khi người dân đến trạm y tế xã khám bệnh… Đồng thời máy sẽ truyền tải hình ảnh và kết quả đến các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh của các bệnh viện tuyến cuối khi bác sĩ trạm y tế cần tư vấn.  

Hàng loạt ứng dụng AI tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa khác nhau trên địa bàn Thành phố đã cho thấy AI đã thật sự tạo thêm nhiều giá trị tích cực. Cụ thể như: Phẫu thuật Robot tại BV Bình Dân, ứng dụng Robot trong sinh thiết xương ở các vị trí khó tiếp cận tại Bệnh viện Quân Y 175; Ứng dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh (X-quang, CT-Scanner, MRI) tại nhiều bệnh viện không chỉ cải tiến đáng kể chất lượng và tốc độ chụp mà còn giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm;

Ứng dụng AI trong lập kế hoạch xạ trị của Bệnh viện Ung bướu TP. HCM đã mang lại độ chính xác cao và giảm thời gian điều trị (RayStation); BV Hùng Vương ứng dụng AI trong sàng lọc ung thư cổ tử cung (CerviCare AI), BV Mắt tầm soát bệnh glôcôm bằng chụp ảnh màu gai thị với ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo (EyeDr), BV Nhân dân 115 là đơn vị đầu tiên của cả nước ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID vào chỉ định can thiệp lấy huyết khối điều trị nhồi máu não cho người bệnh đến sau 6 giờ.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM đã nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong siêu âm tim và trở thành bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam tiến hành triển khai phương pháp này, với AI sẽ chẩn đoán bổ sung được 20% số ca suy tim phân suất tống máu bảo tồn từng bị bỏ sót. 

Ngành Y tế thành phố đã triển khai hàng loạt tiện ích công nghệ nhằm giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế thuận tiện, nhanh chóng và an toàn hơn. Cổng tra cứu thông tin hành nghề y dược giúp người dân dễ dàng tìm kiếm cơ sở khám chữa bệnh phù hợp theo chuyên khoa, loại hình, chất lượng và chi phí. Ứng dụng “Y tế trực tuyến” cho phép người dân phản ánh vi phạm của cơ sở khám chữa bệnh trực tiếp đến Thanh tra Sở Y tế.

Các bệnh viện cũng áp dụng nhiều tiện ích số hóa để tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh, bao gồm hệ thống đặt lịch khám trực tuyến, ki-ốt tra cứu thông tin bệnh nhân, ki-ốt đăng ký khám bệnh thông minh và thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, Sổ sức khỏe điện tử đã được tích hợp trên ứng dụng VNeID, giúp kết nối dữ liệu với 100% cơ sở khám chữa bệnh, liên thông với Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT. Hiện đã có gần 1,2 triệu sổ sức khỏe điện tử được kích hoạt, giúp người dân dễ dàng tra cứu thông tin khám chữa bệnh của mình.

Ngành y tế TP. HCM đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào công tác quản lý sức khỏe cộng đồng và phòng chống dịch bệnh. Từ năm 2016, hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được triển khai tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM để theo dõi và quản lý bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sốt xuất huyết, Zika, ho gà, thương hàn, tiêu chảy, hệ thống cung cấp cảnh báo nguy cơ theo 4 cấp độ hỗ trợ công tác giám sát dịch tễ và kiểm soát ổ dịch.

Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng được triển khai, như ứng dụng sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do rượu, bia, hệ thống sàng lọc nguy cơ tiền đái tháo đường, đái tháo đường, và nền tảng số trong quản lý HIV/AIDS, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giám sát bệnh nhân.

Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng được triển khai, như ứng dụng sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do rượu, bia, hệ thống sàng lọc nguy cơ tiền đái tháo đường, đái tháo đường, và nền tảng số trong quản lý HIV/AIDS, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giám sát bệnh nhân.

Sở Y tế TP. HCM cho biết, dù đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, TP. HCM vẫn đối mặt với một số thách thức trong quá trình xây dựng y tế thông minh như hạ tầng công nghệ cần được đầu tư nâng cấp để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và bảo mật dữ liệu, nhân lực y tế cần được đào tạo chuyên sâu để có thể sử dụng hiệu quả các công nghệ mới, chính sách và cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành cũng cần hoàn thiện để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong y tế.../.

 

 

Đức Nam

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline