Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 17:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/05/2024

Ngành thủy sản vượt khó, xuất khẩu đạt 8,89 tỷ USD

Thứ hai, 27/12/2021 15:12

TMO - Dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid 19, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2021 đạt đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020 (8,41 tỷ USD).

Khó khăn lớn nhất trong năm qua là diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, đã tác động trực tiếp đến đời sống, kinh tế - xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Ảnh minh họa.

Cùng với đó, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long cũng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản; giá thức ăn, cước phí vận chuyển quốc tế, giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục trong vài năm gần đây đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu thủy sản nước ta.

Việc Ủy ban Châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta vào Thị trường EU. Tình hình an ninh trật tự trên biển tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trên biển của ngư dân.

Tuy nhiên, đối mặt với hàng loạt những khó khăn kể trên, ngành thủy sản nước ta năm qua đã được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản cùng với các địa phương và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp và bà con ngư dân.

Theo báo cáo thống kế của Tổng cục Thủy sản: Tổng sản lượng thủy sản năm 2021 đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020, trong đó, sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, tăng 0,9% với năm 2020, sản lượng nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% với năm 2020.

Trong năm 2021, thời tiết tương đối thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản. Nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới năm 2021 tăng trở lại, đặc biệt ở các thị trường lớn như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Sản xuất tôm của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ  các hiệp định FTA, EVFTA đảm bảo được sự ổn định trong nuôi tôm thương phẩm và chế biến thủy sản.

Về kế hoạch mục tiêu phát triển ngành Thủy sản năm 2022, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NG&PTNT nhấn mạnh: Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025; Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030; Đề án: cá tra 3 cấp, nuôi biển, tôm hùm, tôm càng xanh và các chương trình, đề án, dự án khác. Phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực và các loài thủy sản có giá trị kinh tế. Tận dụng tiềm năng mặt nước, phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa, các vùng xâm nhập mặn mới hình thành do biến đổi khí hậu không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp, hình thành các chuỗi liên kết, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.

Đồng thời, triển khai có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết  nhằm đảm bảo mục tiêu xuất khẩu của ngành, hướng tới phát triển ngành thủy sản bền vững. Đẩy mạnh hợp tác đa phương, tham gia tích cực vào các diễn đàn đa phương để tiếp cận các chính sách mới của quốc tế, khu vực; tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật; chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi. 

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline