Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

Ngành Nông nghiệp sẵn sàng ứng phó với hạn hán

Thứ tư, 24/05/2023 07:05

TMO - Trước dự báo về tình hình hạn hán, nguy cơ thiếu nước cao trong mùa nắng nóng năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những chỉ đạo để đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các địa phương, hạn chế thiệt hại từ thời tiết khắc nghiệt. 

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, El Nino có khả năng sẽ xuất hiện vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2023 với xác suất khoảng 70 - 80% và có thể kéo dài sang đầu năm 2024. Trong điều kiện ảnh hưởng của El Nino thường gây thiếu hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng trên cả nước, phổ biến từ 25 - 50%.

Theo Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), hiện tại, các hồ thủy lợi ở khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trữ đạt trung bình khoảng 40 - 50% dung tích thiết kế; ở khu vực Trung Bộ trung bình ở mức 50 - 70% dung tích thiết kế. Tại khu vực Bắc Bộ, dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi đạt 48% dung tích thiết kế, cụ thể theo tỉnh: Điện Biên 41%, Sơn La 21%, Hòa Bình 25%, Yên Bái 66%, Tuyên Quang 47%, Cao Bằng 23%, Lạng Sơn 36%, Thái Nguyên 54%, Phú Thọ 74%, Bắc Giang 56%, Quảng Ninh 46%, Vĩnh Phúc 29%, Hà Nội 25%, Ninh Bình 76%.

Tại khu vực Bắc Trung Bộ, dung tích hồ chứa thủy lợi trung bình toàn vùng đạt 55,5% dung tích thiết kế. Dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi ở Nam Trung Bộ đạt 71%; khu vực Tây Nguyên đạt 36%. Còn tại Đồng bằng sông Cửu Long, tuần qua, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Công có xu thế giảm, dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long có xu thay đổi theo triều, dự báo trong tuần này, xâm nhập mặn có xu thế tăng. Ranh mặn 4 g/l lớn nhất trong tuần sau từ 35-45 km tại trên các cửa sông Cửu Long, từ 55-65 km trên sông Vàm Cỏ.

Một số hồ chứa thủy điện thường xuyên tham gia bổ sung nguồn nước cho hạ du có dung tích trữ thấp hơn từ 10 - 15% so với các các năm bị hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng 2015, 2016. So với dung tích thiết kế, hồ Bản Vẽ mới trữ được 38%, tương tự là A Vương trữ 44%, Đơn Dương trữ 20%, Đại Ninh trữ 20%, Hàm Thuận trữ 13%...

Trước dự báo về nguy cơ hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiêp. 

Với các nhận định tác động đến khí tượng, thủy văn của hiện tượng El Nino và dung tích trữ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện hiện tại, tình trạng hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra cục bộ trong thời gian mùa khô năm 2023. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng tại một số tỉnh ở khu vực Trung Bộ và nguy cơ xảy ra ở cấp độ cao (cấp độ 3 - 4), trên phạm vi rộng, kéo dài ở một số vùng trên cả nước như tại các khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung Bộ và Đông Nam Bộ từ mùa khô năm 2024 đến năm 2025. 

Cục Thủy lợi ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện có khoảng 1.100 ha thuộc một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc có nguy cơ bị hạn. Tại tỉnh Cao Bằng, tổng diện tích cây trồng vụ Xuân năm 2023 của tỉnh có khả năng bị hạn là 375 ha (lúa 145ha, màu 230ha) tập trung ở các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thạch An, Trùng Khánh, Bảo Lạc. Diện tích không gieo trồng được là 140 ha. Tỉnh Lạng Sơn có nguy cơ hạn là 584 ha; trong đó: thành phố Lạng Sơn trên 69 ha, Tràng Định trên 108 ha, Văn Lãng gần 40 ha, Bình Gia 6 ha, Lộc Bình 182,5 ha, Bắc Sơn 57,4 ha, Cao Lộc 14,7 ha, Chi Lăng 51,8 ha, Hữu Lũng 45,6 ha... Diện tích trồng lúa vụ Xuân của tỉnh Lào Cai thiếu nước, mặt ruộng khô cạn có khả năng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng khoảng 138 ha... 

Trước tình hình trên, để bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của hiện tượng El Nino, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 397/CĐ-TTg về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 397/CĐ-TTg về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tổng thể cho giai đoạn từ năm 2023 – 2025; các giải pháp ứng phó với các kịch bản khác nhau về khí tượng, thủy văn, nguồn nước do ảnh hưởng của El Nino, bao gồm trường hợp El Nino có mức độ ảnh hưởng mạnh, kéo dài như đã xuất hiện trong các năm 2014-2016; Các địa phương thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin dự báo khí tượng, thủy văn; thông tin dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước trên các lưu vực sông do các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cung cấp trước vụ sản xuất/tháng/tuần và đột xuất để phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước.

Các đơn vị định kỳ kiểm kê, theo dõi số lượng, chất lượng nguồn nước trong công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, có kế hoạch phân phối nước cụ thể cho từng giai đoạn và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt trên nguyên tắc ưu tiên cung cấp các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, cây trồng hàng năm và lâu năm..); đặc biệt lưu ý các hồ chứa nước điều tiết nhiều năm phải phân bổ theo đúng chu kỳ điều tiết, tránh phân bổ tập trung gây nguy cơ thiếu nước cho thời gian sau của chu kỳ.

Các địa phương tăng cường việc nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập tạm ngăn mặn, trữ nước ngọt trong hệ thống kênh mương, đào ao trữ nước, khoan giếng, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa nguồn nước từ hệ thống sông, suối, dung tích chết hồ chứa và nguồn nước hồi quy trong nội đồng. Địa phương bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với khả năng nguồn nước, những diện tích có nguy cơ nguồn nước không đủ cung cấp cho cả vụ cần phải điều chỉnh lịch xuống giống để tránh thời điểm hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt trùng thời gian sinh trưởng nhạy cảm của cây trồng.

Đồng thời, tăng cường chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây trồng cần ít nước tưới hơn và phù hợp với nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; bố trí vùng sản xuất có cây trồng cùng khả năng chịu hạn, mặn và nhu cầu dùng nước để thuận tiện cho việc phân phối, điều tiết nước.

Địa phương ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi. 

Đối với cây trồng dài ngày, có giá trị kinh tế cao cần tăng cường áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, sử dụng giống mới có khả năng kháng sâu bệnh, thích nghi với điều kiện hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Tăng cường tổ chức thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu vào các thời kỳ nhạy cảm về nước của cây trồng, đặc biệt với cây ăn quả, cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Các địa phương rà soát nguy cơ ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đến các vùng nuôi trồng thuỷ sản, bố trí mùa vụ sản xuất phù hợp với từng đối tượng nuôi, vùng sinh thái, bảo đảm giảm thiểu tối đa thiệt hại do tác động của hạn hán, xâm nhập mặn. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản như loài nuôi có khả năng sinh trưởng, kháng bệnh cao, dễ thích nghi với biến đổi môi trường nuôi.

Đối với chăn nuôi, địa phương hướng dẫn người chăn nuôi tận thu các nguồn thức ăn để chế biến, dự trữ trong mùa khô, hạn; không chăn thả gia súc ngoài trời khi nắng nóng, nuôi nhốt gia súc, cho ăn tại chuồng hoặc cố định gia súc ở những nơi có cây xanh bóng mát; giảm mật độ nuôi nhốt đối với gia cầm, lợn. Các tỉnh, thành phố rà soát các khu vực có nguy cơ bị xâm nhập mặn, thiếu hụt nguồn nước cấp và khu vực thiếu nước sinh hoạt, thực hiện giải pháp cân đối, điều chỉnh kế hoạch cấp nước và khuyến cáo sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm tới từng hộ, thôn/ấp, xã, huyện.

Thực hiện các giải pháp nâng cấp, nâng cao khả năng trữ, mở rộng tuyến ống tại các công trình cấp nước tập trung; phương án sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp, trữ nước và xử lý nước cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng, như thiết lập các điểm cấp nước tập trung, bồn trữ nước, máy lọc nước hộ gia đình, hóa chất xử lý nước... Trường hợp cấp bách, không còn nguồn cấp nước cho sinh hoạt, cần sử dụng các phương tiện lưu động, như xe cứu hỏa, xe quân đội chuyên chở nước cung cấp đến từng cụm dân cư, hộ gia đình.

Địa phương ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, ngăn mặn; tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cấp nước, ngăn mặn đang xây dựng để khẩn trương đưa vào khai thác, vận hành. Cùng với đó, tăng cường truyền thông về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tới người dân, các cấp chính quyền và cơ quan liên quan để nâng cao nhận thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời chủ động có giải pháp phù hợp.

Các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trường hợp nguồn kinh phí vượt quá khả năng của địa phương, có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính tổng hợp, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ theo đúng quy định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ phận thường trực về phòng, chống thiên tai tổng hợp thông tin tình hình nguồn nước, ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, thường xuyên gửi báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; báo cáo kết quả thực hiện các nội dung Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

 

 

PV 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline