Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Ngẩn ngơ với sắc vàng dã quỳ Tây Nguyên

Thứ hai, 21/11/2022 14:11

TMO - Tây Nguyên đang bước vào những tháng mùa khô, thời điểm mà cà phê chín đỏ đang ở thời điểm cho thu hái rộ mùa, đồng thời cũng là lúc loài cây dã quỳ bắt đầu nở hoa. Chính vì vậy, khi khám phá vùng đất đầy nắng gió này, vào thời điểm những bông dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ, tôi tin bất cứ ai cũng đều thích thú, ngẩn ngơ, nao lòng… đến khó quên.

Vào những ngày cuối tuần giữa tháng 11 năm 2022 mới đây, nhóm bạn chúng tôi- những người lữ khách tới từ TP. Hồ Chí Minh, đã có một chuyến “phượt” bằng xe gắn máy đầy thú vị tới TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Sau khi thăm thú nghỉ dưỡng tại thành phố du lịch trên cao nguyên Lâm Viên, thay vì theo lối cũ được xem gần nhất, đó là QL20 để trở về TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi đã chọn di chuyển theo một hướng hoàn toàn mới, mà trong đoàn chưa một ai đã từng đi, đó là: theo lối đường tỉnh ĐT 725- con đường có chiều dài 176,82 km, điểm đầu tại TP. Đà Lạt, điểm cuối kết nối với đường ĐT721 tại thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.

Đến Tây Nguyên mùa này du khách sẽ bắt gặp sắc dã quỳ vàng óng ở mọi nơi 

Sở dĩ chúng tôi chọn trở về theo cung đường này, mặc dù nó xa hơn mấy chục km so với đi theo QL20 là vì, lúc ngồi uống nước ở gần cổng phi trường Cam Ly (điểm đầu của tuyến giao thông ĐT 725), tôi có nghe một cậu sinh viên, người từng khám phá theo tuyến đường này nhiều lần bảo rằng, mùa này mà đi đường ĐT 725 thì rất tuyệt, khi không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, được trải nghiệm các cung đường đèo uốn lượn ngoạn mục, mà còn được chiêm ngưỡng sắc dã quỳ vàng óng ả bắt đầu vào mùa trổ bông.

Vâng, mới nghe là đã thấy hấp dẫn, thấy… mê, và muốn khám phá ngay tức thì, chứ không dịp tới dịp khác. Vậy là sáng sớm hôm sau đoàn chúng tôi quyết định trở về bằng đường ĐT 725. Về cơ bản thì cung đường tuyệt đẹp, dễ đi, vắng xe, nhất là xe ô tô rất ít, mà chỉ có xe gắn máy, hay xe công nông của người dân bản địa dùng chuyên chở phân bón, nông thổ sản thu hái từ nương rẫy về nhà. Điều mang cho chúng tôi sự thích thú hơn cả khi khám phá cung đường này, đúng như lời cậu sinh viên đã kể, đó là ngoài việc được chinh phục các cung đèo vô cùng ngoạn mục như đèo Tà Nung, đèo Con Ó…, hay được hòa mình vào không gian bát ngát của các nương cà phê sai trĩu trịt quả, thì việc được ngắm hoa dã quỳ nở vàng rực ở hai bên đường là ấn tượng không dễ gì có thể quên được.

Dã quỳ không chỉ có nhiều ở Lâm Đồng mà hầu khắp các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên đều xuất hiện loài hoa này. 

Hầu như đi đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp sắc vàng của dã quỳ, từ các bụi nhỏ ven đường, cho tới ven các sườn đồi tận tít trên cao. Chủ yếu loài cây này mọc dại tự nhiên, nhưng cũng có một số ít gia đình trồng vài bụi làm hàng rào trước ngõ để trang trí cho không gian ngôi nhà mình thêm đẹp, sinh động. Có thể với người dân các tỉnh Tây Nguyên thì những bông dã quỳ trổ hoa với họ cũng chỉ là quá… bình thường, nhưng với đoàn chúng tôi nói riêng, hay những người sinh sống tại thành phố nói chung mà chưa một lần được tận mắt ngắm nhìn những bông hoa dại của núi rừng khoe sắc rực rỡ như thế, khi bắt gặp chắc chắn ai ai cũng sẽ vô cùng thích thú ngắm nhìn thỏa thích, rồi chụp thật nhiều các bức hình “tự sướng” cùng các bụi hoa mang về làm kỷ niệm…

Một lối nhỏ dẫn vào nhà dân với hàng dã quỳ nở hoa 

Theo như người dân bản địa cho biết thì dã quỳ bắt đầu nở khi tiết trời chuyển từ mùa mưa sang mùa khô, và thời điểm này hoa dã quỳ nở và sẽ kéo dài cho tới tận tháng 3, tháng 4 năm sau mới thôi. Theo như tôi biết thì đây là loài hoa cây dại được người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ 20. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng qua phương pháp giâm cành nên loài cây này dần chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp mảnh đất Tây Nguyên. Tên dã quỳ xuất hiện trên văn chương từ những năm 1970, trước đó người ta gọi nó là sơn quỳ, hướng dương dại, quỳ dại... Dã quỳ cũng đã được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt từ tháng 12 năm 2005.

Đi trên tuyến đường ĐT 725, dẫu đoàn chúng tôi ai cũng cảm thấy xa và mệt mỏi, nhưng dường như tất cả đều bỗng dưng quên biến hết khi bắt gặp màu vàng tuyệt đẹp của hoa dã quỳ ở hai bên. Không chỉ có nhóm chúng tôi, mà trên đường đi, thi thoảng tôi cũng bắt gặp khá nhiều nhóm các bạn trẻ đi xe máy đến từ TP. HCM, hay một số tỉnh khu vực Miền Trung, cũng đi khám phá, rồi chụp hình, “làm duyên” với nụ cười tươi rói bên những bụi hoa dã quỳ với sắc vàng óng ánh, sáng rực…

 

 

Thạch Bích Ngọc

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline