Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 23:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Ngăn chặn suy giảm về nguồn lợi sinh vật biển

Thứ tư, 06/04/2022 15:04

TMO - Tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang tổ chức thẩm định, làm hồ sơ thành lập Khu bảo tồn biển Cô Tô - đảo Trần (huyện Cô Tô) nhằm bảo tồn, phục hồi, phát huy giá trị đa dạng sinh học và tăng cường vai trò cộng đồng quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Nằm ở phía đông bắc của Quảng Ninh, Cô Tô là huyện đặc biệt nhất của tỉnh với hơn 50 hòn đảo lớn. Vùng biển Cô Tô được các chuyên gia đánh giá là khu vực từng có mức độ đa dạng sinh học cao nhất của các đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc, một trong những khu dự trữ nguồn gen lớn của dải ven biển Việt Nam.

Khu vực này sở hữu hệ sinh thái đặc thù với mức độ đa dạng loài cao, gần 1.000 loài thuỷ sinh vật, trong đó nhiều nhất là động thực vật phù du, động vật đáy cỡ lớn, cá biển và san hô. Tuy nhiên, trước các tác động của hoạt động kinh tế và con người đã làm cho nguồn lợi sinh vật biển, môi trường tại khu vực quần đảo Cô Tô, đảo Trần đang có xu hướng bị suy giảm. 

San hô lỗ đỉnh sù sì là một trong những loài phân bố tại đảo Cô Tô 

Đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô đang bị xâm hại nghiêm trọng khi đã mất đến 90% về độ phủ và phạm vi phân bố, nhiều rạn chết 100%, trở thành khu vực có mức độ và tốc độ suy thoái lớn nhất và nhanh nhất được ghi nhận ở vùng ven biển Việt Nam. Cho đến nay, thành phần loài san hô ở Cô Tô còn rất ít và đơn điệu, chỉ còn 25 loài, trong đó có 24 loài san hô cứng, 1 loài san hô mềm.

Triển khai quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam và quy hoạch các khu bảo tồn đến năm 2020 và 2030, hiện cả nước đã thành lập và đưa vào hoạt động được 11/16 khu bảo tồn biển. Quảng Ninh cũng đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang tổ chức thẩm định, làm hồ sơ thành lập Khu bảo tồn biển Cô Tô - đảo Trần (huyện Cô Tô).

Tỉnh Quảng Ninh đang làm hồ sơ đề xuất thành lập Khu bảo tồn biển Cô Tô- đảo Trần nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực này 

Theo quy hoạch, khu bảo tồn biển Cô Tô - đảo Trần bao gồm hai phân vùng là Cô Tô và đảo Trần, nằm trong ranh giới hành chính của 3 đơn vị (các xã Đồng Tiến, Thanh Lân và thị trấn Cô Tô) với tổng diện tích ranh giới quy hoạch trên 18.414ha. Trong đó, diện tích các phân khu của khu bảo tồn là13.230ha; diện tích vùng đệm là 5.184ha.

Đối với Khu bảo tồn biển Cô Tô - đảo Trần, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là trên 3.219ha (chiếm 24%), được xác định để bảo toàn nguyên vẹn, giữ nguyên hiện trạng và theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái biển.

Diện tích phân khu phục hồi sinh thái là trên 3.245ha (chiếm 25%), để triển khai các hoạt động phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái biển; diện tích phân khu dịch vụ, hành chính là 6.765ha (chiếm 51%), triển khai các hoạt động dịch vụ, hành chính, hoạt động thủy sản có kiểm soát. 

Dự kiến trong giai đoạn 2022-2025, Khu bảo tồn biển Cô Tô - đảo Trần sẽ tập trung vào những mục tiêu cụ thể: Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, đặc thù và quan trọng (rạn san hô, rừng ngập mặn); phục hồi, tái tạo tự nhiên kết hợp với nhân tạo hệ sinh thái rạn san hô tại các khu vực đã bị suy thoái; bảo vệ, phục hồi và phát triển quần thể của các loài sinh vật biển quý hiếm, có giá trị bảo tồn (vích, đồi mồi, rùa da, cá heo trắng, cá heo không vây).

Kiểm kê, lưu giữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ (sá sùng, tu hài, ốc đĩa, hải sâm đen, bào ngư chín lỗ). Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên độc đáo để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nhà khoa học, các nhóm người yêu thiên nhiên trong nước và quốc tế nghiên cứu đa dạng sinh học, sinh thái học.

 

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline