Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 20:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Chủ nhật, 24/11/2024

Nâng cao năng lực quản lý đê điều trong phòng chống thiên tai

Thứ ba, 06/06/2023 07:06

TMO - Quản lý, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều giữ vai trò quan trọng đối với công tác phòng chống thiên tai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có vai trò rất quan trọng, là cấp trực tiếp chỉ huy phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý ngay từ khi những hành vi vi phạm diễn ra. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức tuần tra phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu những sự cố đe dọa an toàn chống lũ của đê.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, thiên tai ở nước ta xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật ngay từ những tháng đầu năm với 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần), trong đó có 1.072 trận thiên tai đã được thống kê. Mưa lớn trái mùa, kéo dài đã gây sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, ngập lụt đô thị, khu công nghiệp trong các tháng 4,5,6 ở phía Bắc, các hồ chứa Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang đã phải vận hành xả khi chưa vào thời kỳ mùa lũ và duy trì trong thời gian khá dài, đây là điều hiếm thấy kể từ khi hệ thống liên hồ chứa sông Hồng đưa vào vận hành khai thác.

Tại miền Trung, mưa lớn trái mùa, mưa lớn sau 3 cơn bão liên tiếp đổ bộ đất liền, có nơi vượt lịch sử về cường suất, tổng lượng mưa, gây ngập lụt diện rộng ở đồng bằng, lũ quét, sạt lở đất ở miền núi. Ngoài ra, triều cường, kết hợp gió mạnh gây sóng lớn tràn và sạt lở đê biển Tây, tỉnh Cà Mau; trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra liên tiếp 247 trận động đất... Thiên tai năm 2022 đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng, gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021.

Trước dự báo về tình hình thiên tai 2023 đòi hỏi các địa phương chủ động phương án sẵn sàng hộ đê, chống bão lũ. Ảnh: BBG. 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định, trong 6 tháng cuối năm 2023, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, có khoảng từ 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và 5-7 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Bão hoạt động nhiều hơn từ tháng 8-10 và giảm dần từ tháng 11/2023. Về mưa lũ, ngập lụt, đỉnh lũ các sông ở Bắc Bộ ở mức báo động 1-2, riêng các sông suối nhỏ từ báo động 2-3, tập trung từ tháng 7-9; đỉnh lũ các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, Bình Thuận ở mức báo động 1-2, có sông trên báo động 2; các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và Tây Nguyên ở mức báo động 2-3. Nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc và miền Trung.

Năm 2022, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã  bố trí 125 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương xử lý cấp bách các sự cố về đê điều; năm 2023 tiếp tục bố trí 123 tỷ đồng. Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết, cả nước hiện có 2.741km đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt, trong đó có 288 điểm xung yếu, nếu có lũ lớn mưa bất thường chắc chắn có sự cố. Nếu có sự cố vỡ đê, thiệt hại vô cùng lớn, không chỉ thiệt hại về con người mà còn hạ tầng, khu chế xuất, khu công nghiệp. Do đó, bảo vệ đê điều là bảo vệ tính mạng, tài sản người dân và tâm lý xã hội.

Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều tại các địa phương, thời gian tới, các tỉnh cần tổ chức các đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống lũ; đôn đốc các địa phương rà soát, sẵn sàng triển khai phương án hộ đê khi có lũ, bão; tổ chức các hội nghị tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng, chống lụt bão cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều tại 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo trong xử lý các sự cố đe dọa an toàn chống lũ của đê, huy động nguồn lực tham gia hộ đê là nhiệm vụ quan trọng cần được đẩy mạnh thực hiện tại các địa phương. 

Các tỉnh cần xây dựng, phổ biến các tài liệu kỹ thuật xử lý sự cố đê điều, hộ đê; tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, tồn tại; tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê, đặc biệt là lực lượng tuần tra, canh gác, xung kích và quân đội.

Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có vai trò rất quan trọng; là cấp trực tiếp chỉ huy phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý ngay từ khi những hành vi vi phạm diễn ra; chỉ đạo tổ chức tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu những sự cố đe dọa an toàn chống lũ của đê. Qua thực tế công tác, ở nơi nào, lãnh đạo cấp huyện có kinh nghiệm, nắm vững những quy định của pháp luật về trách nhiệm được giao, quan tâm chỉ đạo, đôn đốc sát sao, quyết liệt... thì ở nơi đó công tác quản lý, bảo vệ, hộ đê phòng lụt được thực hiện tốt, vi phạm pháp luật về đê điều ít xảy ra; các tuyến đê được đảm bảo an toàn chống lũ, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tại Nghệ An, địa phương này có hệ thống đê điều lớn với gần 500 km, các tuyến đê đã phát huy tác dụng ngăn nước lũ trên các sông, ngăn nước dâng do bão ở các tuyến đê biển, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho gần 2 triệu người dân và 260.000 ha đất ở, đất sản xuất công, nông nghiệp. Các tuyến đê đã hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Ngoài tác dụng chống lũ, các tuyến đê này còn đóng vai trò là các tuyến giao thông quan trọng trong vùng; mặt đê, cơ đê được kết hợp làm quốc lộ, huyện lộ, đường liên xã, liên xóm và đường phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân.

Lãnh đạo UBND tỉnh cho biết, trong hệ thống chính trị, các cấp chính quyền của tỉnh Nghệ An luôn coi việc phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cấp ủy chính quyền. Những năm qua, mặc dù có những diễn biến phức tạp trong thiên tai, nhưng tỉnh luôn chủ động xây dựng các phương án phòng, chống và triển khai sớm nhất với phương châm "chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả; trong đó lấy phòng là chính".

Thời gian tới, tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương trong công tác ứng phó, phòng ngừa và khắc phục hậu quả sau thiên tai, cũng như trong các lĩnh vực khác nhằm giúp Nghệ An phát triển toàn diện, bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm bố trí kinh phí để hoàn thiện đê Lương Yên Khai (huyện Thanh Chương). 

Trước đó, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ năm 2023. Theo đó, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với những vùng được đê bảo vệ, chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đê, tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ:

Hoàn thành công tác tu bổ, duy tu, bảo dưỡng đê điều và công trình đang thi công liên quan đến đê điều. Tập trung nguồn lực hoàn thành việc xử lý, lập phương án bảo vệ trọng điểm trong mùa lũ, bão năm 2023. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc tu bổ, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều đảm bảo chất lượng, kịp thời đưa công trình vào chống lũ, bão năm 2023. 

Khẩn trương hoàn thành việc lập nội dung phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh, thành phố, đảm bảo tuân thủ các quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều của hệ thống sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT tại văn bản số 5858/BNNPCTT ngày 16/9/2021.

Căn cứ phương án hộ đê năm 2023, các tỉnh, thành phố chỉ đạo đơn vị, địa phương chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ hộ đê cho từng tuyến. Chỉ đạo tổ chức diễn tập phương án hộ đê, kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, tồn tại; tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê, đặc biệt là lực lượng quân đội đóng trên địa bàn...

 

 

 

Hồng Nhung 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline