Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 08:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ đê điều trong phòng chống thiên tai

Thứ tư, 28/06/2023 08:06

TMO - Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống lũ, bão nhiều năm qua, nhất là các đợt mưa lũ lớn đã cho thấy nhiệm vụ của lực lượng quản lý đê có vai trò rất quan trọng.  

Năm 2022, thiên tai ở nước ta xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật ngay từ những tháng đầu năm, với 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) trong đó có 1.072 trận thiên tai đã được thống kê. Mưa lớn trái mùa, kéo dài đã gây sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, ngập lụt đô thị, khu công nghiệp trong các tháng 4,5,6 ở phía Bắc; các hồ chứa Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang đã phải vận hành xả khi chưa vào thời kỳ mùa lũ và duy trì trong thời gian khá dài, đây là điều hiếm thấy kể từ khi hệ thống liên hồ chứa sông Hồng đưa vào vận hành khai thác.

Tại miền Trung, mưa lớn trái mùa, mưa lớn sau 3 cơn bão liên tiếp đổ bộ đất liền, có nơi vượt lịch sử về cường suất, tổng lượng (Quỳnh Lưu 662mm; Con Cuông 650mm; Suối Đá, Đà Nẵng là 831mm, cường suất 642mm/7 giờ) gây ngập lụt diện rộng ở đồng bằng, lũ quét, sạt lở đất ở miền núi, đặc biệt ngập lụt tại thành phố Đà Nẵng có nơi tới 2 m; lũ quét nghiêm trọng tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Liên tiếp 3 cơn bão cường độ khi đổ bộ tuy không lớn, nhưng gây mưa lớn, diện rộng làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó bão số 4 (Noru) đạt cường độ mạnh nhất cấp 14-15, giật cấp 17, gần đạt cấp siêu bão trên biển Đông.

Ngoài ra, tại khu vực biển Tây triều cường, kết hợp gió mạnh gây sóng lớn tràn và sạt lở đê biển Tây, tỉnh Cà Mau; trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra liên tiếp 247 trận động đất,… Riêng đối với hệ thống đê điều, năm 2022, mặc dù không xảy ra lũ lớn trên hệ thống sông có đê, trên hệ thống đê điều vẫn xảy ra 91 sự cố về đê điều. Năm 2023 cũng đã xảy ra một số sự cố như nứt đê hữu Thương Bắc Giang và mới đây đêm 21/6, sáng 22/6 đã xảy ra sạt lở 100m đê biển 6, tỉnh Thái Bình phải xử lý khẩn cấp.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai đòi hỏi các địa phương cần nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ đê điều. 

Từ đầu năm đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 1 trận áp thấp nhiệt đới, 20 trận mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất; 139 trận dông lốc, sét, mưa đá; 2 đợt rét đậm, rét hại; 131 trận động đất và 200 vụ sạt lở, triều cường, trong đó nắng nóng lịch sử tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vượt lịch sử (nhiệt độ đo được tại Tương Dương (Nghệ An) ngày 7/5 đạt 44,2 độ C cao nhất ghi nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, năm 2022, đã bố trí 125 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương xử lý cấp bách các sự cố về đê điều; năm 2023 tiếp tục bố trí 123 tỷ đồng. Tuy nhiên, cả nước hiện có 2.741 km đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt; trong đó có 288 điểm xung yếu. Vì vậy, nếu có lũ lớn, mưa bất thường chắc chắn có sự cố. Khi có cự cố vỡ đê, thiệt hại vô cùng lớn, không chỉ về con người mà còn hạ tầng, khu chế xuất, khu công nghiệp.

Riêng tại đồng bằng sông Cửu Long, một số tuyến đê biển, đê cửa sông chưa khép kín, mặt cắt đê nhỏ hẹp, chưa hoàn chỉnh, thậm chí nhiều đoạn đê thiếu cầu, cống. Đối với các tuyến đê biển được thiết kế đảm bảo chống bão cấp 9 và ứng phó thủy triều tần suất 5% chưa phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế hiện hành và yêu cầu thực tiễn. Hơn nữa, tình trạng sạt lở bờ biển gia tăng, làm mất rừng phòng hộ, uy hiếp an toàn đê và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Do đó, bảo vệ đê điều là bảo vệ tính mạng và tài sản người dân. Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều tại các địa phương, thời gian tới, các tỉnh cần tổ chức các đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống lũ; đôn đốc các địa phương rà soát, sẵn sàng triển khai phương án hộ đê khi có lũ, bão; tổ chức các hội nghị tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng, chống lụt bão cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều tại 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Các tỉnh cần xây dựng, phổ biến các tài liệu kỹ thuật xử lý sự cố đê điều, hộ đê; tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, tồn tại; tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê, đặc biệt là lực lượng tuần tra, canh gác, xung kích và quân đội.

Việc chủ động bố trí lực lượng, sẵn sàng ứng phó thiên tai đảm bảo an toàn hệ thống đê điều được các địa phương chú trọng. Ảnh: TA. 

Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ năm 2023. Theo đó, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với những vùng được đê bảo vệ, chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đê, tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ:

Hoàn thành công tác tu bổ, duy tu, bảo dưỡng đê điều và công trình đang thi công liên quan đến đê điều. Tập trung nguồn lực hoàn thành việc xử lý, lập phương án bảo vệ trọng điểm trong mùa lũ, bão năm 2023. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc tu bổ, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều đảm bảo chất lượng, kịp thời đưa công trình vào chống lũ, bão năm 2023. 

Khẩn trương hoàn thành việc lập nội dung phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh, thành phố, đảm bảo tuân thủ các quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều của hệ thống sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT tại văn bản số 5858/BNNPCTT ngày 16/9/2021.

Căn cứ phương án hộ đê năm 2023, các tỉnh, thành phố chỉ đạo đơn vị, địa phương chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ hộ đê cho từng tuyến. Chỉ đạo tổ chức diễn tập phương án hộ đê, kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, tồn tại; tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê, đặc biệt là lực lượng quân đội đóng trên địa bàn...

 

 

Minh Hải 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline