Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 03:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng sâm Bố Chính

Thứ sáu, 24/02/2023 11:02

TMO - Hiện nay, tại tỉnh Quảng Bình, các mô hình trồng và phát triển cây sâm Bố Chính đang tập trung chủ yếu trên địa bàn thị trấn Nông trường Việt Trung và xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch. Từ mô hình này mà cuộc sống của bà con nông dân ngày càng ổn định và vươn lên làm giàu. 

Sâm Bố Chính có tên khoa học là Abelmoschus sagittifolium, được phát hiện đầu tiên ở Châu Bố Chính (nay là huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cách đây khoảng 300 năm. Trước đây, sâm Bố Chính phân bố chủ yếu từ bắc Đèo Ngang đến tỉnh Phú Yên, trong đó có tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, loài sâm quý này hầu như vắng bóng trên vùng đất miền Trung. Xuất phát từ việc giữ gìn giống cây quý, người dân ở Quảng Bình đã gieo trồng và nhân giống thành công loài sâm này trên cánh đồng rộng lớn, mang lại thu nhập cao và giàu lên nhờ trồng sâm.

Trồng và phát triển cây sâm Bố Chính tại tỉnh Quảng Bình góp phần nâng cao thu nhập kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân. 

Tới thăm vườn sâm Bố Chính của gia đình chị Hiền trú tại thị trấn Nông trường Việt Trung thuộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, chúng tôi bắt gặp không khí làm việc hối hả khẩn trương của người lao động nơi đây. Đang chăm sóc cho vườn sâm của mình, thấy chúng tôi đến  chị Thu Hiền đã dừng tay và trò chuyện với chúng tôi. Chị cho biết, gia đình chị trồng hơn 2 hecta cây sâm Bố Chính và trồng theo hình thức cuốn chiếu để cây sâm cho thu hoạch quanh năm.

Cây sâm Bố Chính sau khi trồng được bao phủ bạt nilon tránh cỏ dại và giữ ẩm cho đất. 

Theo chị Hiền khi hiểu được đặc tính thì cây sâm cũng rất dễ trồng, nhưng để đạt năng suất cao phải đầu tư thâm canh. Để cây sâm cho củ to, lúc đầu phải đặc biệt chú trọng vào khâu làm đất. Đất cao ráo, thoát nước tốt. Lúc đầu phải cày xới đất, bón lót vôi, phân chuồng hoai mục. Đất đánh thành luống cao 0,3-0,5m, luống rộng 1,2m, mỗi luống cách nhau từ 30-40cm cho dễ đi lại chăm sóc. Khi cây đã nảy mầm thì tiến hành đưa ra luống trồng, khoảng cách giữa các cây cách nhau khoảng 40cm sau đó phủ bạt lên để tránh mầm bệnh gây hại cho cây và cỏ dại.

“ Việc chăm sóc cây sâm không phức tạp nhưng phải thường xuyên dọn cỏ xung quanh gốc khi cây phát triển, tưới nước đủ ẩm, nhất là trong thời gian mới trồng. Hàng ngày phải thường xuyên thăm vườn, kiểm tra cây, nếu phát hiện các loại sâu bệnh và côn trùng gây hại thì phải có biện pháp xử lý kịp thời. Do đây là cây dược liệu, nên phải được bón phân hữu cơ để sản phẩm không bị nhiễm bất kỳ hóa chất nào. Trong quá trình trồng, tôi chăm sóc cây thuận theo tự nhiên, không sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, dược tính trong sâm được tăng cao, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người sử dụng”, chị Hiền chia sẻ thêm. 

Cũng theo chị Hiền, sâm Bố Chính củ sau khi thu hoạch được phân thành 4 loại, mỗi loại có giá bán khác nhau và tuỳ thuộc vào khách mua sỉ hay mua lẻ. Thường loại 1 (4 củ/kg) hiện có giá 500.000đ/kg, loại 2 (5 củ/kg) hiện có giá 400.000đ/kg, loại 3 (6 củ/kg) có giá 300.000đ/kg, thấp nhất là loại 4 (7 - 8 củ/kg) có giá 250.000đ/kg. Với diện tích đất trồng sâm hơn 2 hecta của gia đình, mỗi gốc tôi thu được từ 0,2 - 0,3kg. Với giá bán như hiện nay từ 250.000 - 500.000đ/kg củ sâm tươi, sau khi trừ mọi khoản chi phí, tôi còn lãi được khoảng 150 - 200 triệu đồng. 

Thực tế trên cho thấy việc trồng sâm Bố Chính đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác, không chỉ giúp bà con nông dân có cuộc sống ổn định mà còn vươn lên làm giàu. Đây được xem là mô hình nông nghiệp nông thôn mang lại lợi nhuận cao tại địa phương.

Ông Trần Đình Hiệp – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết: Việc bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng là phù hợp với thổ nhưỡng địa lý tỉnh Quảng Bình và mở ra một hướng đi mới, một mô hình nông nghiệp mới và thể hiện khát khao của người nông dân từng bước đưa sâm Bố Chính trở thành sâm quốc dân, đưa sâm Việt sánh ngang với sâm Hàn Quốc.

 

 

Nguyễn Hoàng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline