Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 06:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Nâng cao giá trị nông sản từ bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Thứ sáu, 23/02/2024 08:02

TMO - Sản phẩm gạo Thạnh Phú thuộc tỉnh Bến Tre vừa chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Đây là cơ hội để sản phẩm gạo tại địa phương này gia tăng giá trị sản xuất.  

Thông tin từ UBND tỉnh Bến Tre cho biết, Thạnh Phú là huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, có khoảng 9.000 ha đất canh tác lúa với địa hình bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, khí hậu mang những nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng của thuỷ triều làm nước mặn xâm nhập sâu và kéo dài, nước mặt bị nhiễm mặn vào mùa khô. Với điều kiện canh tác như vậy, Thạnh Phú đã phân lập ra vùng canh tác chuyên lúa, lúa-màu và vùng canh tác lúa-tôm. Từ lâu, tập quán canh tác lúa nước bằng các giống lúa mùa địa phương dài ngày (như lúa Nàng Keo, Nàng Hương, Lem buội, Trắng tép…) kết hợp với nuôi tôm cá đan xen đã được nông dân Thạnh Phú chọn lựa và phát triển bền vững.

Gạo Thạnh Phú nói chung có hình dạng tròn ngắn, hạt chắc, đều, ít bị gãy vỡ, màu hồng nhạt và có mùi thơm nhẹ. Hạt gạo có chiều dài 5,13 – 5,91 mm, tỉ lệ dài/rộng 2,10 – 2,40, nhiệt độ hồ hóa ở mức trên 74 độ C. Ngoài ra, hàm lượng Amylose trong gạo ở mức 22,0 – 24,3 %, hàm lượng Protein ở mức 9,43 – 12,10 % và hàm lượng tinh bột là 72,20 – 75,30 %. Các tính chất, chất lượng đặc thù của gạo Thạnh Phú có được là nhờ những điều kiện đặc thù tại vùng đất canh tác nơi đây.

Khu vực địa lý có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều vùng trũng cục bộ. Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng lớn tới quá trình quang hợp của cây và tích lũy chất khô của hạt lúa, cũng như làm cho quá trình trổ bông, tích lũy dinh dưỡng của cây lúa được kéo dài. Nhờ vậy mà hàm lượng Protein trong gạo khá cao, trung bình ở mức 10,89 %. Độ mặn có ảnh hưởng tới hàm lượng 2-acetyl-1-pyroline (2AP) trong hạt gạo, hợp chất dễ bay hơi chính của hương gạo dẫn tới hạt gạo có mùi thơm hơn.

Ngoài các yếu tố về tự nhiên như độ mặn, thuỷ triều…thì yếu tố canh tác, chăm sóc của người dân Thạnh Phú cũng tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm gạo nơi đây. Thông thường mỗi năm các vùng sẽ trồng 2 vụ lúa, tuy nhiên tại Thạnh Phú chỉ trồng duy nhất 1 vụ/năm, thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 dương lịch.  

Sản phẩm gạo Thạnh Phú thuộc tỉnh Bến Tre vừa chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. 

Việc kết hợp giữa nuôi tôm và trồng lúa mang đến nguồn phân bón tự nhiên cho đất canh tác. Cùng với đó kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh gây hại từ tự nhiên, hạn chế sử dụng thuốc hoá học cũng được người dân áp dụng. Phương pháp này giúp cây lúa hoàn toàn khoẻ mạnh, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Việc sản xuất lúa không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã tạo môi trường thuận lợi cho các loài thiên địch sinh sống, nên diện tích lúa của Thạnh Phú cũng ít bị sâu rầy phá hại.

Cụ thể khi cây lúa gặp sâu hại, lúc cây lúa còn nhỏ người dân sẽ tháo nước vào ngập đọt lúa trong vài giờ rồi tháo nước ra (mỗi tháng thực hiện 1-2 lần theo nước triều dâng). Khi lúa đã lớn, đưa nước dâng cao đến gần cổ lá. Ngoài ra, người dân còn kết hợp thả cá nuôi trong ruộng lúa hoặc hoặc thả vịt con vào ruộng sau khi sạ 30 ngày để phòng trừ sâu rầy. Chất lượng gạo tốt và đặc biệt là trong suốt quá trình canh tác, người nông dân chắc chắn không sử dụng thuốc hóa học.

Lúa được trồng đan xen trên diện tích nuôi tôm là cách để loại bỏ muối từ các cánh đồng lúa trong mùa mưa, do vậy giúp giảm tác hại của xâm nhập mặn và kéo dài thời gian sử dụng đất.  Nuôi tôm, cua sau vụ lúa còn giúp giảm thiểu các chất độc, hạn chế được tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hóa do đất bị ngập mặn lâu dài, dễ sinh mầm bệnh trên tôm, từ đó dẫn đến chi phí sản xuất thấp, lợi nhuận vì thế cũng tăng cao.

Khu vực địa lý sản xuất sản phẩm gạo Thạnh Phú gồm các xã An Nhơn, An Điền, Giao Thạnh, Thạnh Phong, An Thạnh, An Qui, Mỹ An thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Cùng với gạo Thạnh Phú, trước đó 5 sản phẩm bao gồm bưởi da xanh Bến Tre, dừa xiêm xanh Bến Tre, sầu riêng Cái Mơn, cua biển Bến Tre và tôm càng xanh Bến Tre cũng đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã mở ra nhiều cơ hội phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm trong thị trường Việt Nam và thế giới.

 

 

Hồng Thanh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline