Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Nâng cao giá trị nông sản đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Thứ bảy, 21/05/2022 06:05

TMO - Trước yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng cao, tỉnh Sơn La triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm trái cây tiêu thụ.

Toàn tỉnh Sơn La hiện có khoảng 82 nghìn ha cây ăn quả và cây sơn tra, sản lượng ước đạt 448 nghìn tấn quả tươi/năm Thị trường tiêu thụ các loại nông sản ở Sơn La tiếp tục được mở rộng. Tỉnh đã xuất khẩu và giới thiệu được 17 sản phẩm nông sản sang thị trường 21 nước và vùng lãnh thổ; giá trị xuất khẩu năm 2021 đạt 150 triệu USD.

Theo kế hoạch, năm 2022, tỉnh Sơn La phấn đấu giá trị hàng hóa nông sản tham gia xuất khẩu đạt 162,5 triệu USD, tăng 11,3 triệu USD so với năm 2021. Dự kiến sẽ xuất khẩu trên 28.000 tấn trái cây chủ yếu là xoài, nhãn, chuối, chanh leo, mận hậu, thanh long. Xuất khẩu khoảng 120.000 tấn sản phẩm nông sản chế biến gồm: chè, cà phê, tinh bột sắn, cao su.

Trước nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng cao, tỉnh Sơn La đã triển khai xây dựng thương hiệu cho các loại cây ăn quả, ứng dụng kỹ thuật vào trồng trọt, chăm sóc; trong đó có phương pháp bao quả để đảm bảo chất lượng và mẫu mã cho sản phẩm xoài xuất khẩu.

Tỉnh Sơn La mở rộng diện tích bao trái, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ từ thị trường. Ảnh: Văn Ngọc  

Năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện bao bọc được gần 14 triệu các loại quả, trong đó chủ yếu là xoài, bưởi, na, ổi… Năm 2022, với mục tiêu sẽ bao bọc 15 triệu trái cây, Hội Nông dân tỉnh đã phát động, kêu gọi hội viên, nông dân hưởng ứng phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Để chủ động sản xuất và tiêu thụ nông sản, tỉnh Sơn La đã củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo 589 tỉnh về chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các đơn vị, các huyện, thành phố tăng cường hoạt động giám sát đối với diện tích đã cấp chứng chỉ VietGAP, GlobalGAP, mã số vùng trồng.

Tính đến đầu năm 2022, toàn tỉnh Sơn La đã phát triển 235 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn; 702 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; 20.000 ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất VietGAP; 24 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ và 83 sản phẩm đạt chứng nhận an toàn thực phẩm (OCOP).

Địa phương này đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng cho nhiều diện tích sản xuất cây ăn quả đáp ứng yêu cầu tiêu thụ 

Đồng thời, địa phương tiếp tục xây dựng, cấp các mã vùng trồng mới; tập trung tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản cho lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã. Đến nay, Sơn La mới được cấp 220 mã số vùng trồng với diện tích trên 4.800 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu và 33 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. 

Bên cạnh đó, tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng thu gom, bao tiêu và ký kết hợp đồng với đơn vị chế biến, xuất khẩu. Tỉnh chỉ đạo Sở Công thương tập trung làm tốt công tác xúc tiến thương mại, thường xuyên cập nhật tình hình thông quan tại các cửa khẩu với Trung Quốc để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã định hướng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm.

UBND tỉnh Sơn La đã ban hành kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa năm 2022, trong đó, dự báo sản lượng từng loại nông sản, thời vụ thu hoạch, định hướng thị trường tiêu thụ và các giải pháp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị với mục tiêu phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 174 triệu USD, tăng 7,94% so với năm 2021. Trong đó, nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 162,5 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2021.

 

Hoàng Hà 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline