Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 12:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Nâng cao giá trị kinh tế dưới tán rừng ngập mặn

Chủ nhật, 18/08/2024 11:08

TMO - Rừng ngập mặn vùng ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình không chỉ có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hệ sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn là nguồn cung cấp sản vật đa dạng cho người dân nơi đây.

Với tổng diện tích 614,35ha rừng ngập mặn gồm các các loại cây bần chua, sú, vẹt, cánh rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn đã tồn tại hàng chục năm nay, nhiều cây cao từ 3-5m. Rừng vẫn đang được bảo vệ, phát triển ngày một xanh hơn, giàu có hơn. 

Rừng ngập mặn vùng ven biển huyện Kim Sơn giữ vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai, tạo thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế dưới tán rừng ngập mặn.  

Rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn giống như một “bức tường xanh” để giảm ảnh hưởng của ngập lụt, sóng, gió mạnh. Nhờ vậy, người dân vùng ven biển có thể yên tâm hơn trước những trận bão lũ. Khu vực này có hàng trăm loài chim cư trú, trong đó nhiều loài di cư, hơn 50 loài chim nước mặn và nhiều loài quý hiếm ghi trong Sách đỏ.  

Dưới tán rừng ngập mặn là vô số các loài sinh vật như tôm, cua, ngao, cá,… vì thế nhiều người dân thuộc các xã xung quanh xem rừng ngập mặn như là nguồn sinh kế bền vững, Tận dụng lợi thế này, người dân địa phương đã đẩy mạnh phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập. Theo tìm hiểu của PV, những người đi rừng thuộc dạng "chuyên nghiệp" có thu nhập từ 400-500 nghìn đồng mỗi ngày, hôm nào may mắn hơn có thể kiếm cả triệu đồng. Thế nhưng, mưu sinh trong rừng ngập mặn cũng vô cùng khó khăn, không phải người nào cũng theo được. 

Anh Đào Văn Việt đặt lưới tôm, cá… ở rừng ngập mặn từ nhiều năm nay.

Theo anh Đào Văn Việt trú tại xóm 4 xã Kim Hải là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề đặt lưới ở rừng ngập mặn thì công việc này khá là vất vả. Hàng ngày phải dậy từ sáng sớm để vá lưới, sau đó thì chờ con nước lên thì mới bắt đầu đi thả lưới được, cuối cùng khi chờ thuỷ triều rút thì đi kéo lưới. Sản phẩm thu được thường là cá, tôm và cua. Nghề này tuy có vất vả nhưng cũng mang lại mức thu nhập khá so với nơi đây, mỗi ngày trừ các chi phí đi anh Việt cũng mang về được từ 400-500 nghỉn đồng giúp gia đình có thể trang trải thêm các phí sinh hoạt.

 Mỗi ngày có rất nhiều người đến rừng ngập mặn để đặt bẫy con cáy. 

Đối với những người dân không có đủ chi phí để đầu tư nhiều thì thường là tự đi đào ngao, ốc, hoặc là đặt ống để bẫy con cáy. Theo anh Tình là người chuyên đi đặt ống bắt cáy thì việc bắt cáy khá đơn giản chỉ cần đặt ống ở gần bờ sau khoảng 2 tiếng là có thể thu hoạch. Khi thu hoạch xong sẽ có thương lái đến tận nơi mua. Nhờ vào việc bắt cáy anh Tình thu nhập cũng được khoảng 100-200 nghìn đồng.

 Các hộ dân được hưởng lợi từ việc khai thác mật ong sú vẹt.

Ngoài cung cấp các loài thuỷ sản, thì rừng ngập mặn còn cung cấp 1 thứ đặc sản khác đó là mật ong sú vẹt. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vô cùng phong phú, môi trường trong lành nên những rừng sú vẹt mọc tươi tốt trên những bãi bồi mênh mông. Mỗi mùa hoa nở, thu hút từng đàn ong đến hút mật, không bỏ lỡ món quà từ thiên nhiên ban tặng, người dân cũng nuôi ong và lấy mật từ đó.

Vào mùa khai thác vẹt, các hộ nuôi ong di chuyển đàn ong tới các vị trí rừng ngập mặn có nhiều cây vẹt để thuận tiện cho việc khai thác. Số người nuôi ong và số lượng đàn ong khai thác mật ong sú vẹt tại đây có xu hướng tăng lên theo từng năm. Các hộ dân khai thác mật ong sú vẹt tại đây có thu nhập khoảng vài trăm triệu mỗi vụ.

Rừng ngập mặn không chỉ góp phần bảo vệ, giữ gìn hệ sinh thái, mà còn là khu vực cung cấp sinh kế bền vững cho người dân. Vì thế nhiều năm nay người dân và chính quyền nơi đây luôn nâng cao ý thức bảo vệ những cánh rừng ngập mặn nơi đây. 

 

 

Minh Anh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline