Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từ cây dược liệu

Thứ năm, 10/08/2023 07:08

TMO - Những năm gần đây, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) đã từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống nhờ phát triển cây dược liệu. 

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương, vài năm trở lại đây một số địa phương tại huyện Phong Thổ đã mở rộng diện tích trồng cây dược liệu. Trong đó, Mồ Sì San là xã vùng biên có 4 bản gồm: Tô Y Phìn, Tân Séo Phìn, Mồ Sì San và Séo Hồ Thầu. Khoảng 540 hộ, trên 2.300 nhân khẩu đang sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 99%). Với đặc điểm địa hình phức tạp, chủ yếu là núi cao, diện tích đất sản xuất ít, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chỉ sản xuất được lúa 1 vụ nên bài toán “xóa đói giảm nghèo” luôn là vấn đề được xã quan tâm. 

Từ năm 2018 đến nay, nhận thấy xã có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi để phát triển cây dược liệu, một số hộ dân đưa cây sâm và thất diệp nhất chi hoa vào trồng. Qua thống kê, hiện nay, toàn xã Mồ Sì San có 12 hộ gia đình và 1 hợp tác xã Biên Cương trồng cây dược liệu với tổng diện tích 0,55ha (tương đương hơn 5.000m2, tăng 4.000m2 so với năm 2020), tập trung ở 2 bản: Tân Séo Phìn và Tô Y Phìn  Quy trình trồng, chăm sóc chỉ sử dụng 1 ít phân hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng phân hóa học.

Về giá thành, cây dược liệu có giá thành khác nhau tùy theo loại cây, độ tuổi và trọng lượng. Ví như thất diệp nhất chi hoa có giá khoảng 2 triệu đồng/kg; trong khi sâm ruột vàng có giá trung bình 20-30 triệu đồng/kg, củ to có trọng lượng 1 lạng trở lên có giá 70 triệu đồng/kg. Công tác bảo vệ cây trồng được bà con chú trọng.

Đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Lai Châu từng bước ổn định cuộc sống từ trồng cây dược liệu. 

Phần lớn các xã vùng cao của huyện Sìn Hồ đều nằm trên độ cao trung bình từ 1.500 – 1.800 mét so với mực nước biển, khí hậu đặc trưng của nhiệt đới núi cao, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20 đến 22 độ C. Với khí hậu mát mẻ đó hoàn toàn phù hợp cho các loại cây dược liệu sinh trưởng và phát triển ở vùng cao Sìn Hồ. Thông qua thực hiện các chính sách 30a, 135, nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và đề án "Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030" huyện Sìn Hồ đã tập trung hỗ trợ khôi phục một số vùng dược liệu.

Xã Sà Dề Phìn được xem là vùng trồng dược liệu chủ yếu ở huyện Sìn Hồ. Đây xã vùng cao biên giới nên đối diện với muôn vàn khó khăn. Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất canh tác nông nghiệp bị hạn chế, khu vực có thể canh tác được nằm xa khu dân cư, thiếu nước sản xuất... Xã có 4 bản với 452 hộ, 2.249 nhân khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc Mông chiếm hơn 80%. Tổng số hộ nghèo 265 hộ (chiếm tới 58,62%), số hộ cận nghèo 50 hộ (11,06%)... 

Cây dược liệu trở thành nguồn sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương này. Đương quy tươi bán với giá từ 25.000 - 100.000 đồng/kg (tùy từng loại), đương quy khô có giá 150.000 - 200.000 đồng/kg; atiso trung bình khoảng 50.000 đồng/cây... đã giúp đồng bào các dân tộc có nguồn thu không nhỏ để cải thiện cuộc sống. Thông qua các HTX, đồng bào Mông, Dao trên địa bàn xã nắm bắt được kỹ thuật cải tạo đất, nhân giống, chăm sóc dược liệu đến những kiến thức nâng cao về liên kết sản xuất, dược liệu hữu cơ, sản phẩm đặc sản…Từ cây dược nhiều, một số HTX đã khôi phục lại nghề thuốc truyền thống của dân tộc Dao ở vùng cao Sìn Hồ, qua các dòng sản phẩm như: thuốc tắm, hoa quả, dược liệu khô, dược liệu chế biến sâu... Qua đó, giúp người dân trên địa bàn có việc làm, tăng thêm thu nhập.

Việc phát triển cây dược liệu ở Sìn Hồ đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân người địa phương. 

Tại một số địa phương tại huyện Sìn Hồ, cuộc sống của các hộ gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào mấy mảnh nương lúa một vụ. Trước đời sống khó khăn của người dân, huyện Sìn Hồ đã lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các cây dược liệu phù hợp như: đương quy, atisô, đỗ trọng, sâm cát cánh, thất diệp nhất chi hoa. Hiện Sìn Hồ cũng đã thu hút được một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển mở rộng diện tích các cây dược liệu, từ đó tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc tại địa phương. 

Phát triển dược liệu được Chính phủ quan tâm đầu tư nhằm phát triển tiềm năng, lợi thế gắn với phát triển kinh tế - xã hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nước ta với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi, nông thôn, mà còn có thể xuất khẩu đóng góp tăng trưởng GDP cho nền kinh tế nước nhà.

Theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh, với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao. Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý gồm liên kết nhà nông (vùng đồng bào dân tộc thiểu số), doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà bank (ngân hàng); chuỗi giá trị gồm: Bảo tồn nguồn gene, nhân giống, trồng trọt, chế biến, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Tổng mức đầu tư hỗ trợ có thể lên tới 60 tỷ đồng cho một vùng dự án, với các nội dung hỗ trợ như: Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ; chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh; kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới…; hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi…

Đối với các dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao, Nhà nước hỗ trợ 1 lần tối đa 80% chi phí sản xuất giống gốc và 50% chi phí sản xuất giống thương phẩm… Bên cạnh đó, các dự án còn được hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào dự án với tổng mức cho vay tới 45% tổng mức đầu tư của dự án. 

 

 

Thanh Hương

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline